Các bài tập vật lý trị liệu giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

Đối với việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa, ngoài cách uống thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật thì tập vật lý trị liệu cũng là lựa chọn an toàn, mang lại hiệu quả tích cực, nên được nhiều bác sĩ áp dụng trong phác đồ điều trị đau thần kinh tọa. Vậy vật lý trị liệu trong hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa bao gồm những phương pháp nào? Cách thực hiện ra sao? Khi tập cần ghi nhớ những điều gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết sau.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý khá phổ biến ở người già và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức lao động và hiệu quả công việc mà còn khiến cuộc sống của người bệnh gặp vô vàn khó khăn trong sinh hoạt cũng như vận động. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng teo cơ và tàn phế.

Đau thần kinh tọa xảy ra khi rễ thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Tùy vào thể trạng và vị trí tổn thương mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thường gặp của bệnh đau thần kinh tọa bạn cần nắm rõ:

  • Xuất hiện cảm giác đau: Đây là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh đau thần kinh tọa. Cơn đau thường xuất hiện tại vị trí thắt lưng, có khi lan xuống mông và chân. Nếu vị trí đau ở rễ L5, người bệnh có thể bị đau nhói từ dọc eo đến ngón chân. Nếu rễ thần kinh S1 bị chèn ép, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau chạy dọc từ sau mông cùng đến phía bên ngoài của bàn chân. Mức độ đau của mỗi người là khác nhau, có trường hợp chỉ đau nhẹ, thoáng qua như điện giật nhưng cũng có trường hợp đau dữ dội kèm tê buốt. Đặc biệt, tình trạng này sẽ tồi tệ hơn mỗi khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh.
  • Co cứng cột sống: Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép do các vấn đề về xương khớp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng sưng, viêm vùng thắt lưng, từ đó dẫn đến máu khó lưu thông, gây co cứng cột sống. Đây là một trong những biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa mà khá nhiều người gặp phải. 
  • Giảm khả năng vận động: Người bệnh thường gặp khó khăn khi vận động, nhất là khi cúi gập người hoặc nghiêng người. Bất kì một hoạt động nào cũng khiến vùng lưng đau nhức dữ dội.
  • Thay đổi dáng đi: Đau thần kinh tọa thường gây ra cơn đau nhức thắt lưng lan xuống chân, người bệnh có xu hướng dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào một bên chân còn lại, dẫn đến thay đổi dáng đi như bước cao bước thấp, đi tập tễnh. Nếu tình trạng này kéo dài rất có thể dẫn đến vẹo cột sống và teo cơ. 
  • Tổn thương rễ thần kinh: Thêm một dấu hiệu nhận biết bệnh đau thần kinh tọa phổ biến khác nữa là cảm giác tê ngứa như có kiến bò do tổn thương rễ thần kinh. Đi kèm theo cảm giác đau nhức như kiến cắn người bệnh sẽ còn thấy nóng, ngứa râm ran, tê bì  và nếu rễ thần kinh tổn thương nặng có thể khiến cho người bệnh mất cảm giác chi dưới, không kiểm soát được hoạt động đại tiểu tiện. 

Bệnh đau thần kinh tọa không chỉ có biểu hiện là những đau nhức lâm sàng, mà đôi khi là biểu hiện qua dáng đi, hoạt động thường ngày,... Do đó, người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và can thiệp kịp thời để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.

Dau-hieu-nhan-biet-benh-dau-than-kinh-toa.jpg

Bệnh đau thần kinh tọa tùy vào vị trí tổn thương mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau

Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa và các yếu tố nguy cơ cần biết

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa có rất nhiều, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân như tuổi tác, tính chất công việc, bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống,...

Bệnh lý về xương khớp: 

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Thoái hóa cột sống thắt lưng lâu ngày không được điều trị hoặc có biện pháp điều trị không đúng cách sẽ gây chèn ép hoặc làm tổn thương dây thần kinh tọa, gây đau nhức dữ dội, co cơ, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động chi dưới, teo chân hoặc bại liệt.
  • Gai cột sống: Các chấn thương ở cột sống, lớp sụn bị bào mòn khiến cơ thể tăng cường bổ sung canxi đến các vị trí này. Tuy nhiên sự bổ sung không đều này dẫn đến sự xuất hiện của các gai xương nhọn mọc xung quanh đốt sống. Đặc biệt các gai mọc ở vị trí  L4L5 và L5S1 phát triển quá mức chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau.
  • Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân này khá thường gặp và chiếm phần lớn ở những người đau thần kinh tọa. Khi nhân nhầy bên trong cột sống thoát ra, khiến dây thần kinh hông to bị chèn ép gây đau và hạn chế khả năng vận động. Ngoài ra, bên cạnh cảm giác đau còn kèm theo cảm giác tê bì kéo chạy dọc từ eo xuống chân. 
  • Trượt đốt sống: Đốt sống bị trượt ra ngoài chèn ép trực tiếp vào đường đi của dây thần kinh tọa dẫn đến cơn đau nhức ở thắt lưng có thể lan xuống chân.
  • Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý xương khớp đã kể trên, còn một số bệnh lý khác như viêm cột sống, chấn thương cột sống, hội chứng cơ hình lê,… cũng ảnh hưởng đến thần kinh tọa.

Yếu tố tuổi tác: 

Tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa càng nhanh, nguy cơ thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,... cũng tăng cao. Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau. 

Tính chất công việc:

Một số người phải làm các công việc bê vác nặng thường xuyên trong thời gian dài, hoặc ngồi làm việc không đúng tư thế khiến cho thân đốt sống bị chèn ép mạnh và gây đau. Ngoài ra, khi làm việc ở một tư thế trong thời gian dài cũng làm cho máu kém lưu thông và càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyen-nhan-dan-den-beh-thoai-hoa-cot-song.jpg

Một số nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa đó là bệnh lý xương khớp, tuổi tác, tính chất công việc,...

Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa

Chữa đau thần kinh tọa bằng các phương pháp vật lý trị liệu tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh có thể chủ động thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa như sau: 

Bài tập vận động lưng: Bài tập này giúp kéo giãn cột sống, làm giảm sự chèn ép thần kinh, đẩy lùi cơn đau nhức.

Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng người, hai tay thả lỏng và để xuôi dọc theo thân người.

Cách thực hiện: 

  • Động tác cúi: Đầu tiên, đưa hai tay ra trước, vuông góc với thân. Từ từ hạ người xuống cho tới khi ngón tay chạm xuống vị trí thấp nhất. Giữ nguyên tư thế này khoảng 3 - 5s rồi quay trở về tư thế ban đầu. Lưu ý phải giữ cho chân thẳng và không được chùng đầu gối.
  • Động tác ngửa: Hai tay chống hông, sau đó đưa nửa phần thân trên ngửa ra sau, giữ nguyên tư thế này 2 – 3s, rồi quay lại tư thế ban đầu.  
  • Động tác nghiêng trái/phải: Tiếp tục hai tay chống hông rồi nghiêng người sang trái/phải. Giữ động tác 2 - 3s rồi đổi bên.

Lưu ý mỗi động tác thực hiện lặp lại từ 3 - 5 lần và luân phiên nhau.

Bài tập kéo căng cơ lưng và mặt sau đùi: Đây là một trong số bài tập vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa mang lại hiệu quả bất ngờ mà người bệnh không ngờ tới.

Chuẩn bị động tác: Người tập nằm ngửa trên sàn và kê gối mềm sau gáy.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Co một chân lên và kéo đầu gối hướng về phía ngực, hai tay ôm chặt cẳng chân và ép sát chân vào thành bụng. Cố gắng giữ nguyên trong khoảng 30s sau đó đưa chân về  tư thế ban đầu và thực hiện với bên ngược lại. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi bên người bệnh nên thực hiện lặp lại ít nhất 5 lần.

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau: Đây là bài tập vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa dễ thực hiện và được nhiều bác sĩ chuyên khoa áp dụng trong phác đồ điều trị.

Chuẩn bị dụng cụ tập hỗ trợ: Một vật rắn cố định và chắc chắn có thể là bậc thang hoặc bàn có chiều cao phù hợp sao cho khi đưa chân lên đó thì đùi và thân mình vuông góc. 

Tư thế chuẩn bị: Người tập cần đúng đối diện với dụng cụ/vật rắn hỗ trợ

Cách tiến hành động tác:

  • Gác 1 chân lên vật cứng cố định, chân còn lại đứng thẳng. Tiếp đến, lưng  hơi cúi về phía trước nhưng vẫn giữ thẳng chân.
  • Duy trì tư thế chân khoảng 15- 30s, sau đó đưa chân về tư thế đứng thẳng ban đầu và đổi bên ngược lại.
  • Thực hiện ít nhất 5 lần mỗi bên.

Bài tập căng cơ hình lê: Đây là bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa phù hợp với nam giới.

Tư thế chuẩn bị: Người bệnh nằm ngửa ra sàn với tư thế thoải mái nhất.

Cách thực hiện: 

  • Đầu tiên là co chân trái lên chống trên mặt sàn, chân phải bắt chéo và gác lên phần đùi chân trái.
  • Tiếp theo, vòng hai tay qua bắp đùi trái và dùng sức kéo về phía trước. Giữ tư thế này trong khoảng 20 - 30s rồi từ từ thả lỏng, sau đó đưa chân về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại. Nên lặp lại mỗi bên 5 lần.

Lưu ý luôn giữ hông thẳng, kéo căng mông và phần xương cụt không rời khỏi sàn.

Bài tập treo xà giãn đốt sống lưng: Bài tập vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa này ngoài giúp thư giãn đốt sống còn giúp rèn luyện sức mạnh của cơ tay rất tốt.

Chuẩn bị dụng cụ: Thanh xà ngang chắc chắn. 

Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng trước xà và trong tư thế chuẩn bị đu xà.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, người tập đưa hai tay và phần vai vươn qua xà, thân dưới thả lỏng không để chân chạm mặt đất. 
  • Cố gắng giữ thân người thẳng đứng và duy trì tư thế này trong khoảng 20 - 30s, rồi quay trở lại tư thế ban đầu. Người tập nên lặp lại động tác này từ 3 - 5 lần. 

Bài tập vặn người: Điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu với các động tác vặn người giúp mang lại hiệu quả tích cực và lâu dài.

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa ra sàn.

Cách thực hiện: 

  • Đầu tiên, người tập thực hiện tư thế hai chân chụm vào nhau, co cả 2 chân lên khỏi mặt đất sao cho gót chân chạm mông. Hai tay buông dọc theo thân người và lòng bàn tay úp. Hít thở sâu.
  • Bước 2: Đưa hai chân sang bên phải rồi lại đưa qua bên trái và gối đụng thảm, sao cho phần lưng trên không rời khỏi mặt thảm. Đầu và cổ quay về phía đối diện hướng chân. Thực hiện thêm 5 - 6 lần tùy theo khả năng. 

Các bài tập điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu này khá dễ thực hiện, thế nên người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn cũng như hạn chế các chấn thương có thể xảy ra, tốt nhất người bệnh nên tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia có chuyên môn.

Mot-so-bai-tap-vat-ly-tri-lieu-dau-than-kinh-toa.jpg

Một số bài tập vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà

Một số phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa khác

Mục đích của phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa là làm giảm đau, giãn cơ, tăng cường máu lưu thông đến các vị trí bị thương tổn. Do đó, người bệnh có thể áp dụng ngay một trong 3 phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa đó là: 

Phương pháp điện trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng dòng điện cường độ nhỏ vừa có tác dụng giảm đau rất tốt và giúp kích thích các dây thần kinh bị tổn thương, giúp tăng cường hoạt động lưu thông máu đến vị trí đau để hồi phục tốt hơn, nhờ vậy mà người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị, có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm thông thường kết hợp điện trị liệu để thuốc ngấm nhanh hơn và mang đến hiệu quả tốt hơn.

Phương pháp nhiệt trị liệu

Đây là phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa được ứng dụng nhiều và không mất nhiều chi phí. Cơ chế hoạt động của phương pháp nhiệt trị liệu là nhiệt nóng làm giãn cơ ngay tại vị trí bị đau, tăng hoạt động tuần hoàn máu đến vùng lưng bị đau, ngăn ngừa huyết ứ, từ đó làm giảm chèn ép dây thần kinh tọa, giúp giảm đau hiệu quả. Một số phương pháp nhiệt trị liệu như chườm ấm, chiếu tia hồng ngoại, bắn laser,…

Phương pháp thủy trị liệu

Thủy trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa bằng cách dùng nước tác động vào bề mặt bên ngoài của cơ thể. Nhờ áp suất và lực cản của dòng nước, cơ thể được thư giãn, các đốt sống được kéo giãn ra, từ đó cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức thần kinh tọa một cách rõ rệt. Đặc biệt, do người bệnh được giảm đau tốt hơn nên ăn uống, ngủ nghỉ và tinh thần cũng tốt hơn.

Các phương pháp thủy trị liệu thường được áp dụng như tắm bồn ngâm toàn thân, tắm bồn nước xoáy, đi bơi,...

Thuy-tri-lieu-phuong-phap-chua-dau-than-kinh-toa-moi-la.jpg

Thủy trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa được nhiều chuyên gia khuyến cáo

Lưu ý cần nhớ đối với người bị đau thần kinh tọa

Ngoài các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa đã nêu ở trên, người bệnh cũng cần thực hiện lối sống khoa học và ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh phát triển nặng hơn. Dưới đây là một số điều mà người bệnh cần lưu tâm đó là:

  • Xây dựng thực đơn và chế độ ăn hợp lý: Bên cạnh việc duy trì các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa thường xuyên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhiều nguồn thực phẩm giàu canxi, photpho, magie, vitamin D trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một số thực phẩm tốt cho xương khớp như hải sản, cá, rau xanh và trái cây tươi,...
  • Không làm các công việc quá sức: Đối với người bị đau thần kinh tọa tốt nhất nên hạn chế tối đa làm các công việc nặng nhọc làm tăng sự chèn ép lên đốt sống thắt lưng như bê vác nặng, thường xuyên cúi,... Thay vào đó, chỉ nên làm các công việc nhẹ nhàng, ít phải vận động mạnh.
  • Nghỉ ngơi và thư giãn: Điều này không chỉ giúp các vị trí tổn thương có thời gian để phục hồi mà còn giúp cơ thể tăng cường sức khỏe và hạn chế sự lão hóa diễn ra nhanh hơn. 
  • Thay đổi thói quen làm việc: Một số công việc mang tính chất đặc thù phải ngồi lâu một tư thế như lái xe, nhân viên văn phòng, thợ may,... có nguy cơ mắc bệnh cao gấp nhiều lần. Do đó, khi làm việc người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế và thực hiện một bài tập thư giãn xương khớp.

Nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dau-than-kinh-toa.jpg

Một số điều cần lưu ý về bệnh đau thần kinh tọa

Kết hợp với dầu vẹm xanh để cải thiện cơn đau

Ngày nay, bên cạnh việc áp dụng phương pháp vật lý trị liệu giảm đau thần kinh tọa có không ít người bệnh chuyển sang xu hướng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm lành tính có chiết xuất từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh để cải thiện và phòng ngừa đau thần kinh tọa tái phát.

Dầu được chiết xuất từ sò vẹm xanh dầu là loại dược liệu chứa rất nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của xương khớp như: Omega-3, 6, glucosamine, kẽm, canxi, ... Thế nên, đây được xem là vị thuốc cứu tính của xương khớp nhờ đặc tính chống oxy hóa hiệu quả và khả năng tái tạo cũng như phục hồi các tổn thương xương khớp, nhờ vậy mà khả năng vận động cũng được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, trong dầu vẹm xanh chứa thành phần chính là omega-3 mang lại hiệu quả giảm đau bất ngờ đã được chứng minh.

So-vem-xanh-giup-cai-thien-dau-than-kinh-toa-hieu-qua.jpg

Dầu chiết xuất từ vẹm xanh giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa an toàn và hiệu  quả

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến vật lý trị liệu đau thần kinh tọa đã được chúng tôi tổng hợp. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, hãy để lại thông tin bên dưới các chuyên gia sẽ liên hệ lại giải đáp giúp bạn. 

Nguồn tham khảo:

https://www.spine-health.com/conditions/sciatica/physical-therapy-and-exercise-sciatica

https://www.spine-health.com/slideshow/slideshow-9-exercises-sciatica-pain-relief

https://www.spineuniverse.com/conditions/sciatica/physical-therapy-relieve-sciatica