Thuốc Mydocalm: Thành phần, công dụng và liều dùng

Cứng cơ, co thắt cơ vùng cột sống cổ, lưng khiến người bệnh không thể cử động được, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, khi có tình trạng này, các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng thuốc Mydocalm. Vậy hiệu quả và tác dụng của thuốc thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về thành phần, công dụng cũng như liều dùng của thuốc.

  • Thành phần hoạt tính: Tolperisone Hydroclorid
  • Thuốc có thành phần tương tự: Tolperison, Myderison, Petrone injection,... 

Mydocalm là thuốc gì?

Thuốc Mydocalm thuộc nhóm giãn cơ, thường được các bác sĩ chỉ định cho người bị tăng trương lực cơ, co thắt cơ do các bệnh lý liên quan đến vận động như thoái hóa đốt sống, thấp khớp cấp, thoát vị đĩa đệm,... Đây là thuốc trị bệnh được kê toa và sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 
Thuốc Mydocalm có thành phần là Tolperison. Đây là hoạt chất giúp ức chế sự dẫn truyền của các sợi thần kinh nguyên phát và các nơron vận động nhờ vào làm bền vững màng và gây tê cục bộ. Từ đó, thuốc sẽ hạn chế tác động của phản xạ đa và đơn synap.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạn chế sự giải phóng của chất dẫn truyền thần kinh, ức chế phản xạ lưới - tủy sống làm giảm sự co cứng cơ, trương lực cơ đã tăng.  Đồng thời, Tolperison còn giúp cải thiện tuần hoàn ngoại biên, nên có tác dụng chống co thắt nhẹ và kháng adrenergic.

Mydocalm thuộc nhóm thuốc giãn cơ

Mydocalm thuộc nhóm thuốc giãn cơ được sử dụng để giảm đau

Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc Mydocalm thường được bào chế dạng viên nén bao phim có hàm lượng là 50mg và 150 mg. Tùy vào từng đối tượng sử dụng khác nhau, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc có hàm lượng phù hợp để mang lại hiệu quả.

Công dụng của Mydocalm

Trong y học, Mydocalm thường được chỉ định dùng cho các trường hợp co cứng cơ do bệnh lý cột sống, chấn thương,... Công dụng của Mydocalm như sau: 

  • Mydocalm được sử dụng làm giảm sự tăng trương lực cơ trong các bệnh lý do rối loạn thần kinh thực thể gây ra như: Xơ vữa nhiều chỗ, tổn thương bó tháp, tai biến mạch não, viêm não tủy, bệnh tủy sống,...
  • Co thắt cơ, co cơ do các bệnh về xương khớp như: Thoái hóa đốt sống, bệnh khớp, hội chứng thắt lưng và cổ, thấp khớp,...
  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật chỉnh hình do chấn thương.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh mạch máu do tiểu đường, viêm mạch tạo huyết khối nghẽn, xơ cứng bì lan tỏa, xanh tím đầu chi, khó đi do loạn thần kinh mạch từng cơn.
  • Bệnh Little và bệnh não khác kèm loạn trương lực cơ. 

Mydocalm giúp giảm co thắt cơ

Mydocalm giúp giảm co thắt cơ hiệu quả trong các bệnh lý về cột sống

Liều dùng cho từng đối tượng

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng Mydocalm phù hợp. Thông thường được khuyến cáo với liều dùng 150-450mg/ngày, chia thành 3 lần sử dụng. Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn với 1 cốc nước. Những đối tượng khác nhau được chỉ định liều dùng khác nhau:

Liều dùng cho người lớn

- Đường uống: Liều dùng 50-150mg x 3 lần mỗi ngày. 

- Đường tiêm: Tiêm bắp với liều 100 mg x 2 lần/ngày; hay liều đơn 100 mg/ngày, nếu tiêm tĩnh mạch chậm.

Liều dùng cho trẻ em

Mydocalm được khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ em, nhưng trong 1 số trường hợp thật sự cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc những nguy cơ cũng như lợi ích của thuốc và có thể chỉ định liều dùng như sau:

Trẻ em dưới 6 tuổi: Có thể uống 5mg/ thể trọng/ ngày, chia thành 3 lần dùng.

Trẻ 6 - 14 tuổi: Có thể uống 2-4mg/ thể trọng/ ngày, chia thành 3 lần dùng.

Lưu ý với đối tượng đặc biệt

Khi dùng cho đối tượng đặc biệt, liều dùng Mydocalm cần được hiệu chỉnh ở mức độ phù hợp. Đồng thời, bác sĩ cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe khi sử dụng. Một số nhóm người bệnh cần lưu ý: 

Đối với người bị suy thận:

  • Từng xảy ra biến cố với nhóm người bệnh bị suy thận. Chính vì vậy, người bệnh suy thận ở mức độ trung bình cần có ý kiến và theo dõi của bác sĩ trong suốt quá trình sử dụng thuốc Mydocalm.
  • Mydocalm được khuyến cáo không nên sử dụng với người bệnh suy thận nặng.

Mydocalm

Người bị suy thận nặng không nên dùng Mydocalm

Đối với người suy gan

  • Đã xuất hiện biến cố có hại trên nhóm người bệnh suy gan khi sử dụng thuốc Mydocalm. Chính vì vậy, những người bệnh suy gan ở mức trung bình cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ điều trị khi sử dụng Mydocalm.
  • Tuyệt đối không sử dụng Mydocalm cho người bị suy gan nặng để hỗ trợ điều trị.

Cách dùng thuốc Mydocalm

Dùng thuốc đúng cách không chỉ giúp cải thiện các cơn co thắt cơ hiệu quả mà còn an toàn, tránh được nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. 

Uống thuốc đúng cách

Luôn tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ về liều dùng và thời gian uống. Điều này sẽ giúp người bệnh không uống quá thấp hoặc quá cao so với liều lượng quy định. Người bệnh có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn hằng ngày. Mydocalm được khuyến khích nên sử dụng kèm với thức ăn để tránh kích ứng dạ dày. Nên uống thuốc với một cốc 200-300ml nước lọc. 

Xử lý khi uống quá liều

Sử dụng quá liều Mydocalm rất nguy hiểm. Trong nghiên cứu độc tính cấp tiền lâm sàng, liều cao Mydocalm có thể gây khó thở, liệt hô hấp, mất thăng bằng, co giật, cứng run. Tolperisone chlorhydrate có ranh giới điều trị rộng, trong nhiều tài liệu khi uống đến 600mg/ngày cũng không gây những triệu chứng nhiễm độc trầm trọng. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chủ quan, hãy uống đúng liều dùng được chỉ định, không tự ý tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Xử lý khi quên 1 liều

Nếu người bệnh quên 1 liều thì hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu trường hợp liều dùng gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua liều đã quên mà hãy dùng liều kế tiếp như chỉ định. Người bệnh không nên dùng gấp đôi liều vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Khi sử dụng Mydocalm, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn trên da, rối loạn tiêu hóa, hệ thần kinh:
  • Phản ứng quá mẫn cảm: Người bệnh sẽ xuất hiện mề đay, phát ban, cảm giác ngứa. 
  • Đau đầu, chóng mặt, yếu cơ, hạ huyết áp nhẹ, buồn nôn, đau thượng vị,...
  • Hiếm gặp tình trạng tăng tiết mồ hôi, lẫn lộn.
  • Sốc phản vệ, phù mạch, khó thở, tăng khát, nhịp tim chậm. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc

Một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Mydocalm đó là: 

Người đang mang thai hoặc cho con bú cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ khi sử dụng.

Người có tiền sử dị ứng với các thuốc khác, suy gan, suy thận. 

Người đang lái xe và vận hành máy móc cần thận trọng sử dụng Mydocalm vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt. 

Người bệnh đã từng mắc các bệnh lý về nhược cơ.

Tương tác thuốc

Mydocalm có thể có tương tác với một số thuốc khác khi dùng cùng hoặc đồ ăn, thức uống gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Bởi vậy, cần lưu ý một số điều sau khi dùng thuốc Mydocalm: 

Đối với các thuốc khác

Thuốc Mydocalm làm thay đổi hoạt động của các thuốc khác hoặc gia tăng tác dụng phụ. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên ghi danh sách thuốc đang dùng cho bác sĩ xem để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc. Một số thuốc tương tác với Mydocalm mà người bệnh cần lưu ý:

  • Làm tăng nồng độ trong máu của các thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan (CYP2D6) như thioridazin, tolterodin, venlafaxin, desipramin, dextromethorphan, metoprolol, nebivolol và perphenazin.
  • Tăng tác dụng của acid niflumic, nên cần cân nhắc giảm liều thuốc này khi dùng cùng Mydocalm.

Mydocalm

Thông báo các thuốc đang dùng cho bác sĩ để tránh tương tác thuốc với Mydocalm

Đối với thực phẩm và đồ uống

Một số loại thực phẩm, rượu có thể tương tác với các thành phần của thuốc. Bởi vậy không nên uống thuốc bằng các loại nước ép trái cây, rượu. 

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc dùng thuốc. Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe như tiền sử viêm loét dạ dày, bệnh lý tim mạch,... cần thông báo với bác sĩ điều trị để được tư vấn hướng xử trí kịp thời. 

Hướng dẫn bảo quản thuốc

Để bảo quản thuốc Mydocalm tốt nhất, bạn cần thực lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và nơi có độ ẩm cao. 
  • Tránh tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Bất kỳ loại thuốc tổng hợp nào cũng đều có 2 mặt, hiệu quả cao đi kèm với tác dụng phụ. Bởi vậy, hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có chứa dầu vẹm xanh. 

Dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con sò vẹm xanh không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp, cột sống mà còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt. Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, dầu vẹm xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tự nhiên rất tốt cho sự phát triển bình thường, chắc khỏe của hệ xương khớp.  Và khi kết hợp dầu vẹm xanh với thiên niên kiện, nhũ hương, canxi, MSM, glycine, magiê,... sẽ giúp giảm cơn đau, chống viêm, tăng cường lưu thông máu, phục hồi chức năng vận động, tăng cường đề kháng cho cơ thể, hạn chế tình trạng cứng cơ, co thắt cơ.

Dầu vẹm xanh

Dầu vẹm xanh - Giải pháp giảm đau và cung cấp dinh dưỡng từ thiên nhiên, an toàn và lành tính 

Thuốc Mydocalm có tác dụng điều trị cứng cơ, co thắt cơ, được nhiều bác sĩ sử dụng. Tuy nhiên, nếu muốn mang lại hiệu quả, người bệnh nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân để tránh những tác phụ không mong muốn. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần sự hỗ trợ của chúng tôi.