Voltaren với hoạt chất chính là Diclofenac natri, là thuốc giảm đau thuộc nhóm giảm đau chống viêm không steroid. Thuốc được sử dụng phổ biến trong các trường hợp đau như thoái hóa cột sống, viêm khớp, tai nạn, phẫu thuật,... Cùng tìm hiểu về cách dùng Voltaren và những lưu ý khi sử dụng thuốc trong bài viết dưới đây nhé.
Tên hoạt chất: Diclofenac natri
Tên thuốc tương tự: Capulco, Dicfiazo, Diclofenac, Diclofenac 75, Diclofenac Stada Gel, Diclogel, Diclovat,...
Voltaren là thuốc gì gì? Hoạt động như thế nào?
Voltaren (Diclofenac natri) là thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Voltaren hoạt động dựa trên sự ức chế enzym cyclooxygenase, vì vậy thuốc ngăn ngừa sự tạo thành các chất trung gian gây viêm như prostaglandin, prostacyclin và thromboxan. Kết quả của quá trình này là Voltaren ức chế quá trình viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả trong nhiều bệnh lý như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy, đau sau chấn thương, phẫu thuật.
Thuốc đặt Voltaren giúp giảm đau trong nhiều bệnh lý xương khớp
Chỉ định
Voltaren sẽ được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, đau lưng, đau cột sống,...
- Đau do cơn gút cấp.
- Viêm, phù nề sau chấn thương, tai nạn, phẫu thuật.
- Đau cấp tính và mạn tính.
- Thống kinh nguyên phát, viêm phụ khoa,...
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Voltaren (Diclofenac) cho một số đối tượng sau:
- Người có tiền sử quá mẫn với aspirin, diclofenac hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
- Người mắc bệnh loét dạ dày tá tràng giai đoạn tiến triển.
- Người bị suy gan, suy thận nặng, người bị hen hoặc co thắt phế quản, bệnh tim mạch.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông coumarin, chảy máu.
- Suy tim ứ máu, giảm thể tích tuần hoàn do sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc suy thận.
- Ba tháng cuối thai kỳ của phụ nữ có thai.
Chống chỉ định Voltaren cho phụ nữ có thai và cho con bú
Liều dùng và cách dùng
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ đau mà lựa chọn đường dùng và liều dùng phù hợp.
Liều dùng
Nhìn chung, liều dùng của Voltaren cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất.
Với người lớn
Chỉ định điều trị | Liều dùng |
Bệnh nhẹ hoặc dùng lâu ngày | 75-100mg, chia làm 2-3 lần. |
Đau lưng và phòng ngừa cứng khớp do thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng | 100-150mg/ngày. Ngăn chặn cơn đau ban đêm và cứng khớp buổi sáng thì đặt thêm 1 viên trước khi đi ngủ hoặc viên phóng thích kéo dài vào buổi tối. Tổng liều không quá 150mg |
Thống kinh nguyên phát | 50-150mg. Có thể tăng liều dùng tối đa lên đến 200mg. |
Đau nửa đầu | Dùng liều ban đầu 50mg. Nếu không đỡ có thể tăng liều lên 100mg. |
Với trẻ em và người vị thành niên
Chỉ định điều trị | Đối tượng | Liều dùng |
Tùy bệnh nặng hoặc nhẹ | Trẻ từ 1 tuổi trở lên và vị thành niên | 0.5-2mg/kg, chia 2-3 lần dùng. |
Viêm khớp dạng thấp | Trẻ vị thành niên | Tối đa 3mg/kg, chia làm nhiều lần. |
Chú ý
- Nên dùng thuốc đạn Voltaren 12.5mg hoặc Voltaren 25mg cho trẻ em và người vị thành niên.
- Không nên dùng thuốc đạn Voltaren 50mg, Voltaren 100mg cho trẻ em và người vị thành niên dưới 14 tuổi.
Cách dùng
- Dạng viên và siro: Voltaren 12.5mg, 25mg, 50mg, 75mg, 100mg dùng đường uống.
- Voltaren 100mg viên đặt trực tràng chỉ sử dụng qua đường trực tràng, không được uống.
- Voltaren 75mg/3ml tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
Tác dụng phụ
Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, ban da, chóng mặt, đau đầu,... trong thời gian sử dụng Voltaren. Dưới đây là một số tác dụng phụ bạn cần lưu ý khi dùng thuốc:
Thường gặp
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, khó tiêu, ỉa chảy, chán ăn.
- Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Tăng enzym transaminase gan.
- Ban da, kích ứng chỗ dùng thuốc.
Hiếm gặp
- Quá mẫn, phản vệ thuốc.
- Hen, khó thở.
- Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, viêm dạ dày.
- Viêm gan, vàng da, rối loạn hoạt động gan mật.
- Suy thận cấp, đái máu, tiểu niệu.
Nếu gặp phải các dấu hiệu trên trong quá trình sử dụng Voltaren, tốt nhất bạn hãy dừng thuốc và đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp nhất.
Các tương tác thuốc khi dùng cùng Voltaren
Nhìn chung, Voltaren tương tác với khá nhiều nhóm thuốc. Một số tương tác này có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng độc tính của thuốc dùng kèm. Vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng phối hợp. Tốt nhất, hãy báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng một số nhóm thuốc sau:
- Lithium, digoxin,...
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp.
- Các NSAIDs khác và các corticoid.
- Thuốc điều trị đái tháo đường.
- Methotrexat, cyclosporin và thuốc ức chế thu hồi serotonin.
- Các quinolon và các thuốc ức chế CYP2C9.
Thận trọng khi phối hợp Voltaren với các thuốc khác
Lưu ý khi dùng
Để có hiệu quả điều trị đau lưng, đau cổ vai gáy, đau bụng kinh, đau gout,... tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lưu ý khi sử dụng quá liều Voltaren
Triệu chứng: Không có triệu chứng điển hình cho ngộ độc Voltaren. Các triệu chứng có thể gặp khi quá liều như nôn, xuất huyết tiêu hóa, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, co giật, tổn thương gan, suy thận cấp.
Xử trí: Biện pháp xử trí ngộ độc Voltaren (Diclofenac) nói riêng và NSAIDs nói chung là điều trị triệu chứng như: Thở yếu, tụt huyết áp, rối loạn chức năng thận, co giật,...
Phụ nữ có thai và cho con bú
Không nên sử dụng Voltaren cho phụ nữ có thai trong 6 tháng đầu thai kỳ trừ khi cho thấy lợi ích vượt trội so với nguy cơ do chưa có nghiên cứu lâm sàng được thực hiện với đối tượng này.
Chống chỉ định sử dụng Voltaren cho phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ do nguy cơ đóng ống động mạch sớm ở trẻ sơ sinh.
Không dùng Voltaren cho phụ nữ cho con bú để tránh tai biến có thể xảy ra với trẻ.
Ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Nếu người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác khi dùng Voltaren thì không nên lái xe và vận hành máy móc.
Nhìn chung, viên đặt Voltaren có tác dụng giảm đau khá nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng viên đặt gây nhiều khó khăn cho người bệnh và việc sử dụng thuốc trong thời gian dài dễ dẫn đến các tác dụng phụ trên tiêu hóa, gan, thận, hô hấp,... Trong khi đó, đặc điểm của các bệnh lý xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống nói riêng là cần điều trị dài ngày.
Vì vậy, hiện nay để cải thiện triệu chứng đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,... nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên được bào chế dưới dạng thuốc viên để thuận tiện cho việc sử dụng. Tiêu biểu trong đó phải kể đến sản phẩm chứa dầu vẹm xanh, một thành phần quý được chiết xuất từ con vẹm xanh ở biển. Ưu điểm của chế phẩm chứa dầu vẹm xanh là tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh lý cột sống:
- Bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào gồm: Omega 3, omega 6, vitamin K2, vitamin D, vitamin B1, B2, canxi, magie, kẽm,... giúp cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, đĩa đệm.
- Giảm đau nhanh và hiệu quả, an toàn nhờ các chất giảm đau tự nhiên.
Dầu vẹm xanh giúp bổ sung dinh dưỡng, giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu được đăng tải trên Pubmed cho thấy, nhóm sử dụng dầu vẹm xanh cho tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau hiệu quả hơn so với nhóm không sử dụng. Và đặc biệt, không gây các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin cần thiết về thuốc Voltaren. Hy vọng bài viết giúp người đọc hiểu hơn về cách sử dụng, các tác dụng phụ thường gặp cũng như những lưu ý trong quá trình dùng Voltaren. Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên như dầu vẹm xanh để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn và dự phòng tái phát hiệu quả. Hãy để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp.