Naproxen là thuốc giảm đau phổ biến, được sử dụng trong nhiều trường hợp như: Đau xương khớp, đau đầu, đau bụng kinh,... Tuy nhiên, cũng giống như nhiều thuốc giảm đau chống viêm khác, Naproxen lại có khá nhiều tác dụng không mong muốn và cần thận trọng khi sử dụng. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dùng thuốc.
Thành phần hoạt chất: Naproxen
Thuốc có thành phần tương tự: Naproxen 250mg, Naprofar, Propain 500mg, Aleve,...
Tác dụng chính
Naproxen là thuốc giảm đau thuộc nhóm giảm đau chống viêm không steroid, cơ chế chính của thuốc là ức chế các chất trung gian của phản ứng viêm. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp:
-
Giảm đau do các bệnh lý xương khớp như: Viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp, thoái hóa cột sống, thống kinh và bệnh gút cấp tính. Thuốc có thể sử dụng cho cả viêm khớp dạng thấp vị thành niên.
-
Giảm đau do rối loạn kinh nguyệt.
-
Dùng trong trường hợp nhức đầu, đau đầu, đau nửa đầu.
-
Sốt cao, đau do tổn thương phần mềm, đau sau phẫu thuật.
Naproxen là thuốc giảm đau chống viêm phổ biến hàng đầu hiện nay
Cách sử dụng naproxen
Liều dùng của Naproxen phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây đau, tuổi tác và cân nặng của người bệnh. Với mỗi đối tượng khác nhau, liều dùng có thể thay đổi. Lưu ý, liều dùng dưới đây chỉ có tính chất tham khảo, không thể thay thế các quyết định của bác sĩ và dược sĩ.
Với người lớn
Tùy vào mục đích giảm đau, liều dùng Naproxen sodium có thể khác nhau, trong đó:
- Sốt, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp: Dùng liều 250-500mg/lần, ngày 2 lần.
- Cơn gút cấp (kèm theo biểu hiện viêm khớp): Dùng liều khởi đầu 750mg/ lần, sau đó giảm xuống liều 250mg/lần. Các lần dùng cách nhau 8 giờ.
- Thống kinh, đau cơ xương: Dùng liều khởi đầu 500mg/lần, sau đó giảm xuống 250mg/lần. Dùng cách nhau 6-8 giờ và đảm bảo tổng liều hàng ngày không quá 1000mg.
- Đau đầu, đau nửa đầu cấp tính: Dùng liều ban đầu 750mg, dùng thêm 1 liều 250mg nếu không đỡ sau đó nửa giờ. Tổng liều không vượt quá 1250mg.
Với trẻ em
Thông thường, Naproxen được sử dụng cho trẻ em với mục đích giảm đau do thống kinh, viêm xương khớp tự phát, đau do các bệnh lý xương khớp, cột sống. Liều dùng Naproxen cụ thể trong các trường hợp như sau:
- Giảm đau do viêm xương khớp tự phát ở thanh thiếu niên: Với trẻ 2-18 tuổi, dùng liều 5-7.5mg/kg Naproxen sodium, 2 lần/ ngày. Tổng liều hàng ngày không quá 1000mg/ ngày.
- Thống kinh, sưng đau và viêm trong các bệnh lý xương khớp: Với trẻ 1 tháng tuổi tới 18 tuổi, dùng liều 5mg/kg/ lần, 2 lần/ngày. Tổng liều hàng ngày không vượt quá 1000mg/ngày.
- Lưu ý không nên sử dụng Naproxen 500mg với mục đích giảm sốt quá 3 ngày liên tiếp. Nếu sốt cao kéo dài, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Lưu ý khi dùng
Nhìn chung, Naproxen nên được uống với nhiều nước. Đảm bảo uống thuốc với ít nhất là 200ml nước. Người bệnh có thể dùng Naproxen sodium với nước trắng, dùng chung với các thực phẩm khác, sữa hoặc các thuốc kháng acid.
Thuốc nên được dùng trong hoặc sau ăn để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Không nên tự ý tăng liều hoặc lạm dụng thuốc với mục đích giảm đau. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ phác đồ đã được bác sĩ hướng dẫn.
Nên uống Naproxen với một cốc nước đầy (ít nhất 200ml nước)
Xử lý khi quên 1 liều
Nếu bạn quên một liều, hãy dùng Naproxen ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều dùng quá gần với liều tiếp theo, bỏ qua liều cũ và uống liều mới như bình thường. Tuyệt đối không uống bù gấp đôi vào lần uống tiếp theo.
Xử lý khi dùng quá liều
Triệu chứng khi dùng quá liều Naproxen
Một số triệu chứng có thể gặp ở người dùng quá liều Naproxen như: Ợ nóng, buồn nôn, nôn và co giật, có thể buồn ngủ kéo dài, tăng thời gian đông máu,... Một số trường hợp nặng có thể hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa,... Tuy nhiên, hiện nay chưa phát hiện các trường hợp nhiễm độc đe dọa tính mạng do sử dụng quá liều Naproxen.
Cách xử trí
Với trường hợp quá liều cấp tính: Nên làm sạch ruột cho người bệnh bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt để giảm hấp thu thuốc vào máu, điều trị triệu chứng do quá liều. Tốt nhất, hãy đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời các trường hợp ngộ độc Naproxen.
Cách bảo quản
Nên bảo quản Naproxen ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Không nên để thuốc trong tủ lạnh hay nhà tắm do đây là những môi trường có độ ẩm cao và để thuốc xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn về bảo quản trên bao bì thuốc.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, để nơi khô ráo, thoáng mát
Tác dụng phụ
Naproxen gây khá nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và tim mạch khi sử dụng liều cao trong thời gian dài. Cụ thể, một số tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh có thể gặp phải như:
Thường gặp (tần suất 1/100-1/10)
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, chướng bụng, đầy hơi, đau vùng thượng vị.
- Rối loạn thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn ngủ, mất ngủ,...
- Trên da: Phát ban, mẩn ngứa, tăng tiết mồ hôi, ban xuất huyết,...
- Trên tim mạch: Đánh trống ngực, khó thở, phù,...
- Rối loạn thính giác, rối loạn thị giác, ù tai.
Ít gặp (tần suất 1/1000-1/100)
- Đường tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen, vàng da, bất thường các xét nghiệm về gan.
- Đường tiết niệu: Viêm thận kẽ, hội chứng thận hư, đái máu, viêm cầu thận.
- Huyết học: Tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản,....
- Trên thần kinh trung ương: Giảm khả năng tập trung, mất ngủ, trầm cảm, khó chịu,...
- Trên da: Ban ngoài da, rụng tóc, viêm da, tăng nhạy cảm với ánh sáng,...
- Trên tim mạch: Suy tim ứ huyết.
- Trên cơ quan khác: Rối loạn thị giác, thính giác, viêm dây thần kinh thị giác, ù tai.
Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng thuốc Naproxen gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong các triệu chứng kể trên.
Loét dạ dày tá tràng là tác dụng phụ phổ biến nhất của Naproxen
Thận trọng trước khi dùng
Naproxen không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi do chưa có nghiên cứu chứng minh tác dụng và lợi ích của thuốc trên đối tượng này.
Thận trọng khi sử dụng Naproxen với mục đích giảm đau, hạ sốt vì thuốc có thể làm lu mờ các triệu chứng nhiễm khuẩn, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Không sử dụng thuốc với mục đích giảm đau quá 10 ngày và hạ sốt quá 3 ngày.
Cần chú ý theo dõi các dấu hiệu đường tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa,... ở những người sử dụng Naproxen cùng với thuốc chống đông máu. Nếu có biểu hiện của chảy máu đường tiêu hóa, hãy dừng thuốc và đến cơ sở y tế để được điều trị sớm.
Lưu ý dành cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
Phụ nữ có thai và cho con bú là những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thường chỉ sử dụng Naproxen cho phụ nữ có thai và cho con bú khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ, điều này cần được chỉ định từ bác sĩ.
Với phụ nữ có thai
Do tác động của Naproxen trên hệ tim mạch của thai nhi (nguy cơ đóng ống động mạch sớm), kéo dài thời gian mang thai, tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử nên thuốc được chống chỉ định sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, do Naproxen có thể làm trì hoãn thời gian chuyển dạ và gia tăng xu hướng chảy máu ở cả mẹ và con, vì vậy không nên sử dụng Naproxen trong thời kỳ đầu của thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Chỉ sử dụng thuốc khi có bằng chứng cho thấy lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Với phụ nữ cho con bú
Một số nghiên cứu cho thấy, Naproxen có thể xuất hiện trong sữa mẹ với nồng độ thấp. Vì vậy, nên tránh sử dụng Naproxen với những đối tượng phụ nữ cho con bú.
Các thuốc có thể tương tác với Naproxen
Tương tác thuốc có thể làm gia tăng tác dụng phụ hoặc thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. Dưới đây là một số tương tác bạn nên tránh khi sử dụng Naproxen:
- Không kết hợp Naproxen với các thuốc giảm đau, chống viêm cùng cơ chế khác do sự kết hợp này không làm tăng tác dụng điều trị nhưng lại tăng tác dụng không mong muốn.
- Không sử dụng cùng các thuốc chống đông đường uống: Heparin, ticlopidin, các thuốc điều trị đái tháo đường nhóm sulfonylurea, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, lithium, methotrexate, probenecid,...
Những thuốc kể trên có thể không bao gồm đầy đủ các thuốc có thể xảy ra tương tác với Naproxen. Tốt nhất, bạn hãy thông báo cho bác sĩ các thuốc, thực phẩm chức năng khác đang sử dụng. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều dùng nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng Naproxen với một số thuốc khác
Đối tượng cần thận trọng, chống chỉ định sử dụng Naproxen
Nhìn chung, Naproxen là thuốc giảm đau chống viêm phổ biến, được sử dụng cho hầu hết các trường hợp đau. Tuy nhiên, một số đối tượng sau không nên sử dụng thuốc:
- Người mẫn cảm với Naproxen và các thuốc chống viêm không steroid khác.
- Người có tiền sử hen phế quản, viêm mũi dị ứng sau khi sử dụng aspirin.
- Người bị loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm trực tràng.
- Người bị suy gan, suy thận nặng, có CrCl <30ml/phút.
- Người mới phẫu thuật ghép nối động mạch vành.
Một số người cần thận trọng khi sử dụng Naproxen:
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người bị suy gan, suy thận mức độ nhẹ và trung bình.
- Người mắc các bệnh lý tim mạch.
- Người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa.
- Người đang sử dụng các thuốc khác để điều trị bệnh.
Thức ăn và rượu bia có tương tác Naproxen không?
Mức độ hấp thu của Naproxen không phụ thuộc vào thức ăn và các thuốc kháng acid nên có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Ngoài ra, do thuốc có khả năng gây loét dạ dày tá tràng nên Naproxen được khuyến cáo uống sau ăn để giảm thiểu tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
Không nên uống rượu khi sử dụng Naproxen. Rượu có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày của Naproxen. Thông báo với bác sĩ nếu bạn có triệu chứng như: Chảy máu dạ dày, ruột, đi ngoài ra phân đen, nôn ra chất nhầy có màu như bã cà phê.
Việc dùng Naproxen với mục đích giảm đau thường mang lại hiệu quả tốt và nhanh chóng. Tuy nhiên, như tất cả các thuốc khác, Naproxen gây ra khá nhiều các tác dụng không mong muốn khi sử dụng trong thời gian dài. Trong khi đó, hầu hết các bệnh lý xương khớp, cột sống như viêm khớp, thoái hóa cột sống lại cần điều trị trong thời gian dài.
Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên như: Dầu vẹm xanh, nhũ hương, thiên niên kiện,... để cải thiện lâu dài các triệu chứng bệnh mà không lo tác dụng phụ. Đặc biệt, một nghiên cứu được đăng tải trên Pubmed cho thấy, chiết xuất từ vẹm xanh cho hiệu quả giảm đau ở mức độ trung bình khá tốt và có ý nghĩa lâm sàng khi đánh giá theo thang điểm đau VAS. Ngoài ra, chiết xuất từ vẹm xanh còn giúp cải thiện các triệu chứng viêm loét đường tiêu hóa ở những người đang sử dụng thuốc chống viêm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu vẹm xanh tốt cho người viêm xương khớp, cột sống
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin có ích để sử dụng thuốc Naproxen hiệu quả. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc cải thiện điều trị bệnh lý cột sống bằng Naproxen hoặc các sản phẩm từ thiên nhiên, hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ liên hệ sớm.