(xóa) Thoái hóa cột sống cổ gây tê tay và những điều ai cũng cần biết

Thoái hóa cột sống cổ gây tê tay là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, cần có biện pháp xử trí sớm để tránh biến chứng nguy hiểm gây mất khả năng vận động. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến thoái hóa cột sống cổ gây tê tay ngay dưới đây. 

Vì sao thoái hóa cột sống cổ gây tê tay?

Bệnh thoái hóa cột sống cổ thường là hậu quả của sự hao mòn trong nhiều năm của các bộ phận trong cột sống như: Đốt sống, đĩa đệm, dây chằng, tấm sụn tận cùng,... Có 7 đốt sống cổ (C1-C7) được nối với nhau bằng đĩa đệm, ở giữa các đốt sống này đều có một lỗ liên hợp để những rễ dây thần kinh đi ra. Vùng cột sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, chi phối vận động, cảm giác ở vùng cổ, vai gáy, cánh tay, cổ tay và ngón tay. Khi các rễ thần kinh này bị chèn ép, viêm sẽ gây ra triệu chứng đau cổ vai gáy, tê bì tay,... Thoái hoá cột sống cổ lâu ngày sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các gai xương tại rìa đốt sống hoặc làm đĩa đệm nứt rách, nhân nhầy thoát ra ngoài làm hẹp lỗ liên hợp chèn ép các rễ dây thần kinh gây ra triệu chứng tê tay chạy dọc từ cẳng tay đến những đầu ngón tay, đau mỏi, cứng ở cổ, vai gáy, khó xoay, nghiêng, cúi đầu.

Như vậy, thoái hóa cột sống cổ gây tê tay là do rễ thần kinh chi phối vận động, cảm giác tại vùng cánh tay bị chèn ép, đè nén, gây viêm, ảnh hưởng đến cảm giác, khả năng vận động tại vùng này, khiến mọi cử động tại vùng cánh tay, bàn tay đều khó khăn, cầm nắm không chắc, thật tay.

Xem bài viết liên quan: Vì sao ngủ dậy bị đau cổ? Cách khắc phục hiệu quả?

Thoái hóa cột sống cổ gây tê tay phải làm sao?

Thoái hóa cột sống cổ gây tê tay sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, mất cảm giác ở tay, thậm chí mất hoàn toàn khả năng vận động nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Các biện pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ gây tê tay thường được áp dụng hiện nay đó là: 

- Dùng thuốc: Các thuốc thường dùng là giảm đau, kháng viêm, giãn cơ. Tuy nhiên các thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời, không tác động vào căn nguyên. Khi dùng lâu, kéo dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. 

- Vật lý trị liệu: Thường dùng là kéo giãn cơ, xoa bóp, massage, các bài tập giúp cột sống thư giãn, giảm co cứng. Tuy nhiên, chỉ phù hợp với các trường hợp thoái hóa cột sống cổ gây tê tay nhẹ hoặc phối hợp với biện pháp dùng thuốc. 

>>> XEM THÊM: Nhận biết sớm 5 triệu chứng thoái hóa cột sống

Ngoài ra, người bị thoái hóa cột sống cổ cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để đẩy nhanh tiến độ hồi phục cũng như tránh được khả năng tái phát bệnh dưới đây: 

- Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp, chú ý xoay tròn cổ tay trước khi chơi thể thao hoặc làm việc.

- Với nhân viên văn phòng, nên điều chỉnh chiều cao của ghế để cổ tay và bàn tay trên mặt phẳng song song với mặt bàn, tránh tình trạng cổ tay bị ưỡn quá mức.

- Thay đổi tư thế làm việc, nên đứng dậy đi lại thư giãn hoặc tập các bài thể dục phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ nhẹ nhàng sau 1 - 2 tiếng làm việc.

>>> XEM THÊM: Đau lưng, cứng cổ do thoái hóa cột sống suốt 25 năm, cải thiện chỉ sau 2 tháng nhờ cách này

Thoái hóa cột sống cổ gây tê tay là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng, cần có biện pháp xử trí càng sớm càng tốt. Muốn điều trị thoái hóa cột sống cổ gây tê tay hiệu quả, cần thực hiện biện pháp giảm triệu chứng đau nhức, tê tay. Đồng thời tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra thoái hóa cột sống là do quá trình lão hóa tự nhiên và chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cột sống khiến các đốt sống, đĩa đệm, sụn khớp bị suy yếu, dễ tổn thương, thoái hóa. Từ đó giúp kiểm soát tốt triệu chứng, ngăn chặn thoái hóa cột sống cổ gây tê tay tiến triển nặng hơn.