Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là một hình thức rèn luyện thể chất đơn giản mà hiệu quả, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, với tình trạng đau nhức khớp gối do bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là điều mà không ít người bệnh thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân thoái hóa khớp gối tìm được lời giải đáp cho mình.

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp là tình trạng xương khớp bị thoái hóa theo quy luật lão hóa của tự nhiên, xảy ra khi con người ngày càng già đi. Lúc này, hệ xương khớp trở nên suy yếu và suy giảm chức năng, sụn khớp bị thoái hóa, giảm khả năng tổng hợp và tái tạo sụn, mất dần độ đàn hồi và giảm sức chịu lực. Trong đó, khớp gối là khớp lớn thường xuyên vận động và chịu tải trọng của cơ thể nên rất dễ bị thoái hóa khớp.

Và đi bộ, không phải là một cách vận động phù hợp để người thoái hóa khớp gối thực hiện nhiều trong ngày. Bởi thoái hóa khớp gối khiến người bệnh vận động khó khăn, gây đau nhức khớp gối mỗi khi đi lại nên dù đi bộ mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải là môn thể dục phù hợp với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Việc đi bộ quá nhiều chỉ khiến bệnh nhân đau nhức nhiều hơn hoặc thúc đẩy thoái hóa khớp gối nhanh hơn.

Tùy theo tình trạng thoái hóa khớp gối mà người bệnh cần thực hiện chế độ tập luyện phù hợp. Môn thể dục thích hợp với người bị thoái hóa khớp gối là những môn mà khớp gối không phải chịu quá nhiều áp lực như tập dưỡng sinh, đạp xe đạp, tập thể hình, yoga, thiền, bơi lội hoặc các môn thể dục dưới nước.

Thoái hóa khớp gối đi bộ như thế nào là đúng cách?

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối vẫn có thể lựa chọn môn đi bộ để tập luyện nhưng không nên sải bước quá dài, không di chuyển quá nhanh để tránh tạo áp lực lên khớp gối bị thoái hóa. Người bệnh cũng không nên đi bộ quá 30-45 phút mỗi ngày mà nên chia đều thành nhiều khoảng thời gian đi bộ trong ngày, mỗi lần đi chỉ nên đi khoảng 10-15 phút.

Trước khi đi bộ nên làm nóng xương khớp bằng các bài tập gập duỗi đầu gối, tập căng cơ cẳng chân khoảng 5-10 phút.

Sau khi đi bộ về, bệnh nhân cũng không nên ngồi nghỉ hay nằm nghỉ liền mà vận động khớp gối nhẹ nhàng trong 5-10 phút rồi mới nghỉ ngơi.

Trong quá trình vận động, nếu thấy đầu gối xuất hiện các biểu hiện bất thường thì cần ngưng tập luyện và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.

Không lo thoái hóa khớp gối với chế phẩm từ dầu vẹm xanh

Đi bộ đúng cách sẽ giúp tăng sức mạnh của các bắp chân và tăng sức chống đỡ cho khớp. Đồng thời, giúp duy trì cân nặng phù hợp, giảm áp lực cơ thể lên khớp gối, hạn chế cơn đau khớp và kiểm soát quá trình thoái hóa khớp hiệu quả hơn. Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và lao động hợp lý giúp bệnh nhân phòng chống và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối đạt kết quả tốt.