Châm cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ đúng cách, phục hồi nhanh

Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay để giảm nhanh triệu chứng đau nhức, tê bì. Vậy trong quá trình châm cứu cần lưu ý điều gì? Các tai biến có thể xảy ra khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu ra sao? Mời bạn dành ra 10 phút để tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

Tác dụng của châm cứu trong việc chữa thoái hoá đốt sống cổ

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền nổi tiếng từ xa xưa và phát triển đến tận bây giờ. Các thầy thuốc sẽ dùng các mũi kim nhỏ châm vào các huyệt của cơ thể, mỗi huyệt sẽ có tác động đến từng loại bệnh riêng.

Châm cứu có tác dụng lưu thông khí huyết hiệu quả. Khi quá trình lưu thông khí huyết bị gián đoạn, tắc nghẽn sẽ gây ra các rối loạn chức năng của cơ thể, gây đau cho người mắc. Ngoài ra, phương pháp này còn tạo ra phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Châm cứu giúp cải thiện đau do thoái hóa đốt sống cổ 

Châm cứu giúp cải thiện đau do thoái hóa đốt sống cổ 

Thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh bị đau, tê bì vùng cổ, vai gáy. Theo Đông y, nguyên nhân là do sự tắc nghẽn tại kinh lại, quan tiết,... Châm cứu sẽ giúp điều hòa khí huyết, giúp khí huyết lưu thông bình thường, từ đó mang lại hiệu quả giảm đau, tê bì, giảm cứng khớp, tăng cường khả năng vận động của cơ thể.

Theo Y học hiện đại, khi châm cứu, kim châm sẽ tác động vào vùng cột sống bị tổn thương, kích thích cơ thể sản sinh ra beta – endorphin - loại hormone có tác dụng giảm đau, chống viêm tự nhiên, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ.

Phương pháp châm cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ đúng cách

Như đã nói ở trên, điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu cần rất thận trọng bởi không phải ai cũng nắm được vị trí các huyệt trong cơ thể để châm kim chính xác. 

Chỉ định

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu thường được áp dụng cho người bị đau nhức, tê bì các khớp đốt sống.

Chống chỉ định 

Các chuyên gia khuyến cáo, phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu không nên áp dụng cho một số đối tượng dưới đây:

- Người bị yếu liệt tay chân do tủy sống bị chèn ép.

- Người không kiểm soát được đại, tiểu tiện.

- Người bệnh sốt kéo dài dẫn đến mất nước.

- Người bị mất máu nhiều do tai nạn, chấn thương nghiêm trọng.

- Người bị các vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim…

- Bệnh nhân có vùng huyệt đang bị viêm da hoặc lở loét ngoài da.

Người bị sốt kéo dài không nên châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Người bị sốt kéo dài không nên châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Phương huyệt cần nắm khi thực hiện châm cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ

Khi châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ, người thực hiện cần nắm được một số phương huyệt sau:

- Huyệt giáp tích: Đây là các huyệt nằm 2 bên đốt sống cổ, cách đốt sống cổ khoảng 0.5 - 1 tấc (thốn) - đơn vị đo chiều dài trong Đông y.

- Huyệt liệt khuyết: Đây là huyệt đặc hiệu ở vùng vai gáy. Huyệt này nằm ở chỗ lõm cách sau đường chỉ cổ tay khoảng 1.5 thốn, về phía xương quay.

- A thị huyệt: Là huyệt mà ấn vào bệnh nhân cảm thấy đau. Ví dụ, bạn dùng tay day nhẹ phần gáy xuống vai, vị trí nào đau chính là a thị huyệt.

- Huyệt kiên tỉnh: Huyệt này nằm ở đỉnh vai, trung điểm của đường thẳng từ dưới gai đốt sống cổ 7 (huyệt đại chùy) đến huyệt kiên ngung (chỗ lõm mỏm cùng vai). 

Ngoài các huyệt kể trên, người châm cứu để chữa thoái hóa đốt sống cổ cần chú ý một số huyệt khác như: Kiên trung, lạc chẩm, phong trì, kiên trinh, thiên tông, khúc trì, ngoại quan, hợp cốc, thủ tam lý,... Các huyệt nhĩ châm cần lưu tâm gồm: Huyệt cổ, huyệt vai, huyệt thần môn,...

Tùy theo thể trạng của từng người bệnh, thầy thuốc sẽ có lựa chọn phương pháp áp dụng phù hợp như: Thủy châm, điện châm, nhĩ châm,...

Vị trí một số huyệt để châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Vị trí một số huyệt để châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Cách thức châm cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ

Trước khi châm cứu, thầy thuốc sẽ chuẩn bị các dụng cụ như: Kim châm, bông sát khuẩn, máy xung điện, kim nhĩ hoàn hoặc các thiết bị khác phù hợp. 

Kim châm thường được làm từ chất liệu thép không gỉ, đã được hấp tiệt trùng hoặc là loại kim vô trùng dùng 1 lần. Dựa vào tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được châm với số lượng huyệt khác nhau.

Kỹ thuật châm cứu trị thoái hóa đốt sống cổ đòi hỏi thao tác chuyên nghiệp của các thầy thuốc dày dặn kinh nghiệm. Khi châm, thầy thuốc sẽ dùng ngón trỏ và ngón cái ấn rồi căng da phần huyệt, tay kia châm kim nhanh qua da một cách từ từ cho đến khi người bệnh cảm thấy căng tức mà không đau vùng huyệt. 

Trước khi châm kim hoặc sau khi rút kim, phần da vùng huyệt sẽ được sát trùng để tránh nhiễm khuẩn.

Lưu ý cần nắm khi châm huyệt chữa thoái hoá đốt sống cổ

Châm cứu điều trị thoái hóa đốt sống cổ giúp người bệnh giảm đau, tăng cường khả năng vận động hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất, cần lưu ý một số điều sau:

- Các đối tượng sau đây cần thận trọng hoặc không nên điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu: 

+ Người mắc chứng sợ kim tiêm, vật nhọn, sợ đau bởi các đối tượng này rất dễ giật mình, kích động làm gãy kim gây ra nguy hiểm.

+ Người có sức khỏe yếu, đang sử dụng các loại thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Bởi trong quá trình châm cứu, họ dễ bị sốc thuốc.

+ Người đang buồn nôn, quá no hoặc quá đói. Bởi khi châm cứu, người bệnh có thể bị nôn, ngất.

Người đang buồn nôn không nên châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Người đang buồn nôn không nên châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

+ Nếu vùng da ở vị trí huyệt đang có vết thương hở, lở loét, nhiễm trùng thì không nên châm cứu.

- Trong quá trình châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ, cần lưu ý một số điều sau:

+ Tiệt trùng kim châm thật kỹ để tránh gây nhiễm trùng, lây bệnh từ những người trước. 

+ Nên lựa chọn thầy thuốc có uy tín bởi con người có hàng nghìn huyệt đạo, dây thần kinh cũng như mạch máu khác nhau. Nếu thầy thuốc non tay châm cứu sai huyệt có thể khiến người bệnh liệt, teo cơ, thậm chí tử vong.

Thời gian hiệu quả khi thực hiện châm cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ là bao nhiêu?

Tùy theo tình trạng bệnh, thời gian thực hiện châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ sẽ diễn ra trong 15 - 20 phút/vị trí huyệt đạo. Mỗi liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 12 - 15 ngày tùy theo sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cao nhất và an toàn khi chữa trị, người bệnh không được tự ý ngừng giữa chừng việc châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ.

Các tai biến của châm cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

- Đau nhức, mệt mỏi: Nhiều người bệnh sau khi châm cứu bị đau nhức tại vị trí châm kim. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể gây đau nhức, mệt mỏi

Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể gây đau nhức, mệt mỏi

- Da bầm tím: Da tại vị trí châm kim có thể bị bầm tím nhẹ kéo dài vài ngày sau châm cứu.

- Hoa mắt, buồn nôn: Tình trạng này không hiếm gặp khi châm cứu nói chung, châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ nói riêng. Nhiều người bị khó chịu, choáng váng, hoa mắt, buồn nôn, toát mồ hôi, thậm chí ngất xỉu ngay sau khi châm cứu. Điều này là do cơ thể suy nhược, sợ hãi, cơ thể bị kích thích mạnh hoặc quá đau.

- Nhiễm trùng tại vị trí châm kim:Kim châm không được tiệt trùng kỹ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, gây viêm nhiễm tại nơi châm cứu.

- Tổn thương dây thần kinh: Nếu kim châm thẳng vào dây thần kinh thì người bệnh có thể bị teo cơ, yếu cơ, liệt. 

Có thể thấy rằng, châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức, tê bì, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ, các chuyên gia khuyên người mắc bệnh nên sử dụng kết hợp thêm sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dầu vẹm xanh (chiết xuất từ một loại sò lưỡi xanh sống ở biển).

Dầu vẹm xanh chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp nói chung và cột sống nói riêng nhờ rất giàu Omega 3, Omega 6, canxi, glucosamine,... Đây là các chất giúp giảm đau, chống viêm, mang lại sự chắc khỏe cho cột sống, làm chậm thoái hóa khớp, tăng cường khả năng vận động cho người mắc.

Dầu vẹm xanh đã được chứng minh hiệu quả tích cực, an toàn trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, năm 2007, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu dầu vẹm xanh và cho kết quả rất tốt với người bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau dây thần kinh tọa.

Dầu vẹm xanh - Dược liệu quý giúp đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ

Dầu vẹm xanh - Dược liệu quý giúp đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ

Có thể kết hợp dầu vẹm xanh và các thành phần tốt cho xương khớp khác như nhũ hương, thiên niên kiện, magie, canxi, vitamin B1, B2, glycine, MSM. Đây đều là những vị thuốc, vitamin quý, quan trọng cho xương khớp nói chung, cột sống nói riêng. Các thành phần này giúp giảm đau, chống viêm, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cột sống, ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ tái phát hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Mời các bạn xem thêm giải đáp của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải về băn khoăn phương pháp điện châm, thủy châm có hiệu quả gì với người bi thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm?

Bài viết đã giải đáp chi tiết cho bạn các thông tin về phương pháp châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ. Đừng quên kết hợp châm cứu, trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa dầu vẹm xanh để giảm đau, tê bì hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết để được tư vấn nhé!

Nguồn tham khảo:

https://bmjopen.bmj.com/content/10/12/e038455

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6511242/

https://www.healthcmi.com/Acupuncture-Continuing-Education-News/1637-acupuncture-alleviates-neck-pain-due-to-cervical-spondylosis