Đau sau lưng bên phải dưới vai - Dấu hiệu cảnh báo 12 bệnh lý nghiêm trọng

Đau sau lưng dưới bả vai phải hoặc trái được mô tả là tình trạng đau râm ran, âm ỉ, nhói quanh vùng lưng trên và bả vai. Nguyên nhân gây đau sau lưng bên phải dưới vai có thể do sai tư thế trong lao động, sinh hoạt. Nhưng cũng có thể là do các bệnh lý về phổi, túi mật, sỏi thận hay cột sống,... Phát hiện sớm nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Đau sau lưng dưới bả vai phải, trái là bệnh gì?

Đau sau lưng dưới bả vai phải hoặc bên trái là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Đây có thể chỉ là biểu hiện của việc ngồi sai tư thế, tập thể dục quá mức hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng như: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, trật xương sườn hay khối u,... Việc xác định rõ được đặc điểm của cơn đau giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đau cũng như cách điều trị phù hợp.

Bệnh lý cột sống

Một trong những nguyên nhân chính gây đau sau lưng dưới bả vai phải là thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm cột sống vùng cổ (C5-C6, C6-C7), ngực (T1 đến T6).

Tình trạng này xảy ra do đĩa đệm bị rách, nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài hoặc thoái hóa đốt sống đã tiến triển nặng, hình thành gai xương chèn ép vào các dây thần kinh gây đau.

Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết bệnh lý thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm thường không khó. Các triệu chứng thường gặp là đau mỏi cổ, gáy, khó xoay, nghiêng, cúi đầu. Tùy thuộc vào mức độ chèn ép rễ thần kinh và tủy sống mà các cơn đau có thể biểu hiện âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau lan từ cổ xuống cánh tay, lên đầu hoặc lan sang các khu vực lân cận. Đôi khi cũng có cảm giác bị đau nhói phía sau lưng bên phải hoặc trái.

Nếu không được điều trị sớm, đúng cách, các cơn đau nhức sẽ ngày càng tái phát nhiều, mức độ đau dữ dội, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống. Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cổ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như teo cơ, cánh tay yếu, cầm nắm không chắc, liệt thân dưới. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà người bệnh có thể được điều trị bằng nội khoa, vật lý trị liệu hoặc ngoại khoa.

Thoat-vi-dia-dem-cot-song-T1-den-T6-la-nguyen-nhan-gay-dau-sau-lung-ben-phai-duoi-vai-nhieu-nguoi-gap-phai.jpg

Thoát vị đĩa đệm cột sống T1 đến T6 là nguyên nhân gây đau sau lưng bên phải dưới vai nhiều người gặp phải

Vẹo cột sống

Khi cột sống cong vẹo quá nhiều, xương sườn và lồng ngực nhô về phía trước gây khó thở, đau sau lưng bên trái dưới vai hoặc bên phải. Dấu hiệu nhận biết vẹo cột sống thường khá dễ quan sát, khi nhìn từ đằng sau lưng sẽ thấy có 1 bên xương bả vai cao hơn bên còn lại, khi đứng hoặc đi, người thường nghiêng sang một bên.

Nhiễm trùng cột sống

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới nhiễm trùng cột sống như vi khuẩn, virus hoặc nấm. Dù là nguyên nhân nào, nhiễm trùng cột sống cũng gây suy yếu miễn dịch, đau vùng lưng dưới bả vai và một số dấu hiệu khác như: Tê bì, ớn lạnh, sốt, đau lưng dữ dội,...

Bị trật xương sườn

Một chấn thương, va chạm mạnh có thể là nguyên nhân khiến bạn bị trật xương sườn, gây đau vùng lưng dưới bả vai. Một số dấu hiệu đặc trưng do trật xương sườn như:

+ Đau nhói ở vùng lưng dưới bả vai, đau không có tính chất liên tục mà thành từng cơn.

+ Đau kèm khó thở. Người bệnh có thể cảm thấy đau ngay cả khi hít thở sâu.

+ Đau tăng khi người bệnh vận động, cúi người, nâng đồ vật, vươn vai,...

Nhìn chung, hầu hết các trường hợp trật xương sườn thường không nguy hiểm, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu của trật xương sườn, người bệnh không nên vận động mạnh mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau. Nếu đau không đỡ, nên đến viện khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Gãy xương sườn

Gãy xương sườn là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do loãng xương, cấu trúc xương yếu, xốp nên khi phải chịu một áp lực lớn sẽ dễ bị gãy vỡ. Điều này vô tình gây ra các cơn đau cột sống dưới bả vai.

Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào hai vấn đề chính là điều trị gãy xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Điều trị gãy xương thông qua việc sử dụng thuốc giảm đau, chườm nóng, chườm lạnh hoặc phẫu thuật để ổn định và tạo hình xương bị gãy. Phòng ngừa loãng xương bằng cách bổ sung canxi, vitamin D và các bài tập tăng cường sức khỏe xương khớp.

Gay-xuong-suon-la-nguyen-nhan-gay-dau-nhoi-sau-lung-ben-phai-trai-thuong-gap.webp

Gãy xương sườn là nguyên nhân gây đau nhói sau lưng bên phải, trái thường gặp

Đau tim

Do tim nằm ở lồng ngực bên trái của cơ thể nên đau tim do nhồi máu cơ tim có thể khiến người bệnh bị đau ngực lan ra sau lưng bên dưới vai trái. Các triệu chứng khác của đau tim như: Tức ngực, khó thở, hụt hơi, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ớn lạnh,...

Bệnh liên quan đến phổi

Do vị trí của phổi ở vùng lưng trên nên các bệnh lý về phổi cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau sau lưng dưới bả vai phải. Viêm phổi, nhiễm trùng phổi, ung thư phổi là các bệnh lý thường gặp có thể dẫn tới những cơn đau ở khu vực này.

Khối u

Dù không phổ biến, một số khối u ở lưng, ngực cũng có thể là nguyên nhân gây đau vùng lưng dưới bả vai. Một số khối u tại khu vực này có thể kể đến như: U lympho, ung thư vùng bụng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy,...

Ngoài ra, một số khối u di căn đến bả vai cũng có thể gây ra những cơn đau như: Ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư vú,...

Khoi-u-tai-phoi-co-the-gay-dau-vung-lung-duoi-ba-vai.webp

Khối u tại phổi có thể gây đau vùng lưng dưới bả vai

Bệnh túi mật

Viêm túi mật, sỏi mật cũng là một trong những nguyên nhân gây đau sau lưng bên phải dưới bả vai thường gặp. Việc điều trị viêm túi mật nên được tiến hành sớm do bệnh có thể khiến túi mật bị vỡ ra, gây đau dữ dội như dao đâm.

Sỏi thận

Sỏi thận có thể là nguyên nhân gây đau âm ỉ ở vùng bụng, đau lưng dưới bả vai trái, đau lan ra các bộ phận khác như bẹn, hông, lưng trên. Các triệu chứng điển hình của sỏi thận như: Nước tiểu có mùi, màu nâu đỏ, đi tiểu nhiều lần trong ngày kèm buồn nôn, nôn,...

Viêm tuỵ

Vị trí đau chính của viêm tụy là vùng bụng trên, tuy nhiên cơn đau có thể lan đến lưng trên bên trái và trở nên trầm trọng hơn sau một bữa ăn thịnh soạn, nhiều chất. Các triệu chứng điển hình của viêm tụy bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, đau dữ dội vùng bụng trên và đau tăng sau ăn.

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn thường chỉ gây đau sau lưng ở một trong hai bên, trái hoặc phải. Cơn đau có xu hướng lan từ ngực ra sau lưng, dưới bả vai.

Dau-day-than-kinh-lien-suon-gay-dau-sau-lung-ben-trai-hoac-phai.webp

Đau dây thần kinh liên sườn gây đau sau lưng bên trái hoặc phải

Sai tư thế

Một số tư thế có hại cho cột sống có thể kể tới như: Cúi đầu xuống quá thấp, ngồi nghiêng người sang một bên, gập lưng quá mức khi học bài, làm việc,... Các tư thế này làm thay đổi cấu trúc cột sống, tăng áp lực và sự đè nén lên đĩa đệm, cơ, dây chằng và làm tăng nguy cơ đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng sau lưng.

Cui-nguoi-qua-thap-trong-thoi-gian-dai-co-the-dan-toi-dau-sau-lung-duoi-ba-vai-phai.webp

Cúi người quá thấp trong thời gian dài có thể dẫn tới đau sau lưng dưới bả vai phải

Vận động quá mức

Nhiều hoạt động thể chất với cường độ cao có thể khiến các cơ dưới bả vai bị căng cứng, gây đau đớn. Việc lạm dụng các hoạt động này có thể gây bong gân, tổn thương dây chằng, đau cột sống dưới bả vai, đau vai gáy và cột sống thắt lưng, co cơ, chuột rút, khó vận động, di chuyển. Một số hoạt động thường gây đau vùng lưng dưới bả vai như:

  • Thường xuyên thay đổi tư thế đột ngột, bất ngờ.
  • Mang vác các vật nặng lên cao.
  • Làm những việc phải sử dụng nhiều sức ở vai, cánh tay.

Sử dụng kỹ thuật nâng không chính xác

Hoạt động nâng vật nặng qua đầu có thể khiến vai, lưng bị tổn thương do việc này làm tăng áp lực lên cột sống, khiến đốt sống bị lệch. Ngoài ra, nâng vật quá nặng còn có thể dẫn tới bong gân, tổn thương dây chằng, tăng khả năng chấn thương đốt sống cổ, vai gây đau sau lưng bên phải dưới bả vai.

Cách khắc phục chứng đau lưng dưới bả vai được nhiều người áp dụng

Có rất nhiều cách cải thiện tình trạng đau lưng dưới bả vai, tùy thuộc vào căn nguyên mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách giảm đau lưng dưới bả vai đang được áp dụng phổ biến hiện nay

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Khi xuất hiện đau vùng lưng dưới bả vai, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể chất trong 1-2 ngày. Việc này có tác dụng hỗ trợ giảm đau và hạn chế các hoạt động quá sức. Tuy nhiên, khi đỡ đau, người bệnh nên vận động trở lại để tránh tình trạng teo cơ, co cứng cơ cạnh cột sống.

Người bệnh cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên, tránh ngồi quá lâu do dễ khiến các cơ căng cứng, làm nặng thêm tình trạng đau.

Massage, bấm huyệt

Massage, bấm huyệt có tác dụng khá tốt trong việc thư giãn, thả lỏng cơ bắp, tăng cường lưu thông khí huyết nên có tác dụng làm giảm đau lưng do co thắt cơ rất tốt. Tuy nhiên, các biện pháp massage, bấm huyệt nên được thực hiện bởi những người nhiều kinh nghiệm để tránh tình trạng tác động sai huyệt đạo hoặc làm các tổn thương tại cột sống nghiêm trọng hơn gây đau dữ dội,...

Massage-lam-giam-nhanh-trieu-chung-dau-vung-lung-phia-sau-vai.webp

Massage làm giảm nhanh triệu chứng đau vùng lưng phía sau vai

Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm lạnh thường được áp dụng cho việc giảm đau cấp, người bệnh có thể dùng khăn vải bọc đá rồi chườm lên vùng bị đau trong 10-20 phút. Việc này sẽ giúp giảm viêm, cải thiện đau nhanh chóng. Sau đó, người bệnh có thể chườm nóng bằng túi chườm hoặc các đồ vật ấm nóng khác để giãn cơ, giảm co cứng cơ,...

Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên chứa dầu vẹm xanh

Một xu hướng mới trong việc cải thiện các triệu chứng đau lưng dưới bả vai phải và trái được nhiều người tin dùng là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong dầu vẹm xanh rất giàu omega-3, chondroitin,... tốt cho sức khỏe của cột sống, xương khớp. Từ đó góp phần làm giảm triệu chứng đau lưng sau bả vai trái, phải do các bệnh lý liên quan đến cột sống hiệu quả, an toàn.

Vem-xanh-bo-sung-chat-dinh-duong-cho-cot-song-va-giam-dau-hieu-qua.webp

Vẹm xanh bổ sung chất dinh dưỡng cho cột sống và giảm đau hiệu quả

Điều trị y tế

Điều trị y tế là biện pháp phổ biến nhất được áp dụng cho người bị đau vùng lưng dưới bả vai. Phương pháp này được thực hiện khi việc nghỉ ngơi, chườm nóng, lạnh hoặc massage không đem lại hiệu quả. Các biện pháp thường được áp dụng đó là:

  • Vật lý trị liệu: Tùy vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp kéo giãn cột sống, sóng ngắn,... để giảm đau sau lưng dưới bả vai. Cách điều trị này sẽ tập trung chủ yếu vào việc kéo căng cơ lưng, tăng cường sức mạnh các cơ vùng cổ, vai gáy, giảm đau và viêm.
  • Thuốc tây y: Thường dùng là thuốc giảm đau chống viêm không steroid, giãn cơ, an thần,... Các thuốc này thường làm dịu các cơn đau nhanh chóng nhưng có nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng dài ngày.
  • Thuốc tiêm: Khi tình trạng đau vùng lưng dưới bả vai nghiêm trọng, người bệnh có thể được tiêm corticoid trực tiếp vào cột sống để giảm đau. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp giảm đau tạm thời, mà nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm cao. Nếu trong quá trình tiêm xảy ra sơ suất có thể gây tổn thương tủy sống, liệt.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là biện pháp được lựa chọn khi tình trạng bệnh chuyển biến xấu hoặc khi các biện pháp khác không đem lại hiệu quả. Nhìn chung, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp như:

+ Tổn thương tủy sống, rễ thần kinh bị chèn ép nhiều.

+ Biến dạng cột sống nghiêm trọng.

+ Thất bại trong việc điều trị bằng biện pháp khác.

Tùy vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp khác nhau như:

  • Bơm xi măng làm đốt sống cứng chắc: Thường được áp dụng để điều trị tình trạng gãy nén đốt sống. Bơm xi măng sinh học sẽ giúp các mảnh xương đốt sống được cổ định, cứng chắc nhanh chóng, khôi phục chiều cao đốt sống.
  • Giảm áp lực lên tủy sống: Là kỹ thuật loại bỏ nhân nhầy hoặc các gai xương chèn ép vào tủy sống.

Đau lưng dưới bả vai có thể được điều trị theo nhiều liệu pháp khác nhau tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị phù hợp nhất. Hãy để lại bình luận hoặc đặt câu hỏi cho chuyên gia nếu bạn muốn được tư vấn trực tiếp về cách điều trị đau sau lưng dưới bả vai phải, trái hoặc sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh hiệu quả, chúng tôi sẽ phản hồi sớm.

>> Xem thêm: Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3113270/

https://www.spineuniverse.com/conditions/upper-back-pain

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554692/