Nguyên nhân chớ bỏ qua gây THOÁI HÓA KHỚP GỐI ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây tàn phế nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau các bệnh lý tim mạch. Tại Việt Nam, căn bệnh này đang "hành hạ" khoảng 9 triệu người, trong đó đa số là người trên 60 tuổi. Cụ thể, nếu trong độ tuổi từ 26 trở xuống, chỉ có khoảng 4,9% đối với nữ và 4,6% nam giới mắc bệnh; độ tuổi 27-45, tỉ lệ này là 19,3% với nữ và 18,6% đối với nam; con số đó cũng tăng vọt lên gần 50% khi ở tuổi 46-60..; và 100% ở người trên 90 tuổi bị thoái hóa khớp gối. Vậy đâu là lý do gây ra “thảm cảnh” này?

Tìm hiểu lý do “hiển nhiên” gây thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Nói tới thoái hóa khớp gối, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới các tổn thương thoái hóa vùng sụn khớp. Sụn khớp bị mòn theo thời gian là quy luật tự nhiên của các bộ phận khi cơ thể già đi theo tuổi tác. Bình thường sụn khớp trơn láng, sắc cạnh, lấp đầy khoảng trống giữa hai xương nhưng khi bị mòn nhiều thì khoảng cách giữa hai xương trống ra. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy khớp gối cong hình chữ C, nặng hơn thì cong hình chữ O.

 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, ảnh hưởng đến chức năng vận động, dần dần dẫn đến tàn phế. Về nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, nếu là nguyên phát thì do tuổi tác, béo phì; về thứ phát là do viêm đa khớp dạng thấp, chấn thương (gãy xương, phạm khớp, đứt dây chằng chéo, rách sụn chêm). Thoái hóa khớp gối do chấn thương, thường là do tai nạn giao thông làm gãy đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày phạm khớp hoặc xương bánh chè. Chấn thương có thể làm tổn thương sụn khớp hoặc do sau khi bị chấn thương không được điều trị đúng cách, dẫn đến lệch trục khớp gây thoái hóa khớp từ từ.

Béo phì, thừa cân cũng dễ bị thoái hóa khớp gối do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều, mất cân đối khiến sụn khớp nhanh quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian. Béo phì, thừa cân cũng dễ bị thoái hóa khớp gối do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều. Với người cao tuổi, thường có thể mắc rất nhiều bệnh khác nhau nên phải uống các loại thuốc. Nhưng thuốc có thể ảnh hưởng chức năng gan thận, nhất là nhóm chống viêm steroid, đặc biệt, sử dụng không đúng cách các thuốc này có thể gây thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác như bệnh lý bẩm sinh, chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết, uống rượu, bia quá nhiều,…

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi: Không nên xem nhẹ!

Có 4 dấu hiệu điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối là: Đau nhức, vận động khó khăn, biến dạng khớp gối và một vài triệu chứng khác. Trong đó, triệu chứng thường gặp nhất  là đau nhức vùng gối, cứng khớp gối mỗi buổi sáng và có tiếng lạo xạo khi đi lại. Ban đầu, triệu chứng thường thấy sẽ chỉ là đau nhức, mỏi vùng khớp gối, các cơn đau này sẽ tự hết. Khi cơn đau xuất hiện trở lại, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau liên tục, mức độ tăng dần và không có thời gian tự phục hồi. Cơn đau kèm cảm giác khớp gối nóng và sưng lên. Đến giai đoạn muộn, khớp hư nặng, sụn bị mòn, mọc gai xương, độ nhờn trong khớp hao hụt, người bệnh đi lại khó khăn và có thể nghe lạo xạo. Nếu không được điều trị, giai đoạn nặng hơn là bị biến dạng khớp, có thể dẫn đến tàn phế.

Thoái hóa khớp gối: Cẩn thận tàn phế có ngày!

Theo nghiên cứu được đăng trên Thư viện quốc gia Hoa Kỳ thì đây là căn bệnh gây tàn phế cao thứ hai trên thế giới, với tỷ lệ tàn tật lên đến 25%. Tức là cứ 4 người mắc thoái hóa khớp gối thì 1 người hoàn toàn không thể đi lại. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải phẫu thuật thay khớp gối, chiếm tới 90%. Chỉ 10 năm trước, tuổi trung bình của những người phải thay khớp gối là 60 tuổi, đến nay con số này đã giảm rất nhanh, chỉ còn 45-50 tuổi.

Bệnh thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng không thể tránh khỏi khi chúng ta già đi. Sụn khớp vốn đã không có khả năng sinh sản và tái tạo, nay lại phải chịu lực ép liên tục trong nhiều năm, khiến chúng dần dần bị hao mòn, dẫn tới không thể che phủ được các đầu xương, gây thoái hóa khớp.