Lún đốt sống L1 có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Lún đốt sống L1 là khái niệm vẫn còn khá xa lạ với chúng ta. Thực tế, có rất nhiều người gặp phải tình trạng này mà không hay biết, chỉ khi các cơn đau dữ dội, kéo dài dai dẳng khiến họ không thể đi lại được mới đi khám và phát hiện ra bệnh. Vậy lún đốt sống L1 có nguy hiểm không? Giải pháp phòng ngừa từ thiên nhiên hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Lún đốt sống L1 có nguy hiểm không?

Lún đốt sống L1 xảy ra khi đĩa đệm cột sống bị mất nước và mất đi độ dẻo dai, cấu trúc đốt sống xốp, không còn chắc khỏe, mật độ xương giảm, dễ gãy, vỡ vụn, làm giảm chiều cao thân đốt sống. Tình trạng lún gây tổn thương vùng cột sống và để lại những cơn đau kéo dài cho người bệnh. Triệu chứng thường gặp khi bị lún đốt sống L1 đó là:

- Đột ngột đau lưng.

- Cơn đau tăng lên khi đứng hoặc đi lại, khiến cho bệnh nhân gặp nhiều đau đớn.

- Khi cử động cột sống sẽ khiến người bệnh bị đau, hạn chế cử động cột sống.

- Cơn đau sẽ dịu bớt khi bạn nằm xuống, giảm đau lúc nằm ngửa.

Khi các mảnh xương đốt sống bị vỡ sẽ rơi vào bên trong ống sống, chèn ép lên tủy sống, làm tổn thương dây chằng, rễ dây thần kinh và gây đau nhức dữ dội. Lún đốt sống L1 tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây đau nhức dữ dội kéo dài, mất khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, khả năng lao động. Ngoài ra còn có thể gây biến dạng cột sống, cong vẹo một bên, chiều cao cũng bị giảm, bệnh nhân đi lại không vững vàng, dễ ngã,… Hoạt động của cột sống cũng kém linh hoạt, các động tác vặn mình, xoay mình ngày càng trở nên khó khăn, gây nên những cơn đau đớn.

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp cảnh báo: Những người đã từng bị lún đốt sống nói chung và lún đốt sống L1 nói riêng sẽ có nguy cơ bị lún, xẹp lần thứ 2 cao hơn so với người chưa từng mắc gấp 5 lần. Đôi khi, lún xẹp đốt sống không hoặc ít gây triệu chứng, tuy nhiên nguy cơ lún đốt sống tại các vị trí kề cận vẫn có thể xảy ra.

Nguyên nhân lún đốt sống L1 là gì?

Lún đốt sống L1 thường gặp nhất ở những người bị loãng xương. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 8000 người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này mỗi năm. Loãng xương, thoái hóa cột sống là những nguyên nhân chính gây lún đốt sống L1. Ngoài ra còn có thể do chấn thương hoặc ung thư di căn.

Nguyên nhân sâu xa gây ra thoái hóa cột sống, loãng xương và hậu quả dẫn đến lún đốt sống L1 được cho là do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống. Đặc biệt là canxi và vitamin K2. Canxi là yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến sự chắc khỏe của xương. Vitamin K2 là chất xúc tác để đưa canxi đến xương thực hiện vai trò tạo xương. Chính vì vậy, việc thiếu hụt canxi, vitamin K2 sẽ khiến cho xương đốt sống trở nên suy yếu, xốp, dễ gãy, vỡ, dẫn đến lún đốt sống nói chung và lún đốt sống L1 nói riêng.

Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, lún đốt sống L1 thường do tác động lực hoặc chấn thương như té ngã hoặc nâng một vật nặng. Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động hàng ngày như bước ra khỏi bồn tắm, hắt hơi mạnh, nâng vật nhẹ… có thể dẫn đến tình trạng lún đốt sống L1.

 Nguyên nhân gây lún đốt sống L1 là gì?​​​​​​​

Nguyên nhân gây lún đốt sống L1 là gì?

Cách điều trị lún đốt sống L1 như thế nào?

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương pháp điều trị lún đốt sống L1 thích hợp, đem lại hiệu quả cao. Cụ thể:

- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm.

- Vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động, hướng dẫn các bài tập tăng sức mạnh nhóm cơ cạnh cột sống, tuy nhiên chỉ nên tiến hành sau khi đã kiểm soát được cơn đau.

- Phẫu thuật: Trong vài trường hợp, tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng có bóng hoặc không bóng giúp giảm đau tốt. Trong bơm xi măng không bóng, xi măng methyl methacrylate được bơm vào đốt sống. Trong bơm xi măng có bóng, thân đốt sống được tạo hình với bóng. Các kỹ thuật này có thể làm giảm biến dạng ở thân đốt sống được bơm nhưng không làm giảm nguy cơ gãy xương ở những đốt sống lân cận.

Lún đốt sống L1 khi đã xảy ra thì việc điều trị sẽ thường gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ cao khiến các đốt sống ở vị trí lân cận gãy, xẹp. Hiện nay, để cải thiện và phòng ngừa lún đốt sống L1, người mắc cần lựa chọn biện pháp tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra các bệnh lý cột sống. Đó là do cột sống thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến sụn khớp dễ bị bào mòn, cấu trúc đốt sống suy yếu, trở nên xốp và dễ gãy, đĩa đệm mất nước, xơ hóa, giảm độ đàn hồi và dễ nứt, rách. Kết hợp với giảm đau, chống viêm thực vật, an toàn khi sử dụng lâu dài.