Trẻ em bị đau lưng: Nguyên nhân, sự nguy hiểm và cách điều trị

Những tưởng bệnh đau lưng chỉ xảy ra đối với người già tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người trẻ tuổi bị đau lưng ngày càng gia tăng. Theo nhiều báo cáo, hiện tượng trẻ bị đau lưng đang có dấu hiệu tăng dần và đáng báo động. Mặc dù tình trạng đau lưng ở trẻ chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng nó sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không kịp thời chữa trị. Vậy dấu hiệu đó là gì? Đâu là lý do? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Báo động: Đau lưng đã xuất hiện ở trẻ em 

Đau lưng xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ khoảng 10-30% dân số mỗi năm. Tình trạng đau lưng ở lứa tuổi này thường là do vận động, chạy nhảy quá mức hay do các chấn thương như ngã, tai nạn…

Ngoài ra, ngày nay mỗi đứa trẻ khi đến trường thường phải mang một chiếc ba lô to với đủ các loại sách vở từ đó có thể là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới các vấn đề về cột sống mà cha mẹ không biết. Tình trạng đau lưng ở trẻ kéo dài khoảng 1-2 tuần là đủ nghiêm trọng để các bậc phụ huynh nên dẫn con em mình tới bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

Đau lưng đang là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ

Đau lưng đang là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây đau lưng ở trẻ em 

Các môn như thể dục dụng cụ, động tác nhào lộn, tập thể dục không đúng cách có thể là nguyên nhân gây tổn thương cột sống của trẻ. Ngoài ra một số yếu tố sau đây cũng có thể dẫn đau lưng ở trẻ:

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo: Trẻ em có xu hướng thích các loại đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh như xúc xích, dăm bông, gà rán… Việc thường xuyên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, ít ăn rau cũng là nguyên nhân gây béo phì, loãng xương, thiếu hụt canxi và các vitamin cần thiết ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương khớp, chiều cao của trẻ.
  • Thoái hóa xương sụn thiếu niên (Juvenile Osteochondrosis) là một nhóm bệnh hay gặp ở trẻ em đang tuổi phát triển. Nhóm trẻ em này thường là những người có hoạt động thể lực nhiều như các vận động viên… Người ta cho rằng yếu tố chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần tại cùng một vị trí có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Mỗi một ngày các em học sinh phải học từ 4-5 môn học, các loại sách giáo khoa, tham khảo, vở các loại trong một chiếc ba lô. Cặp sách quá nặng cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cột sống khiến trẻ bị đau lưng.
  • Nhiễm trùng cột sống cũng là nguyên nhân gây đau lưng ở trẻ phổ biến. Thường xảy ra ở trẻ mới biết đi hoặc ở thanh thiếu niên, nhiễm trùng cột sống có thể gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ và đau lưng. Chẩn đoán nhiễm trùng cột sống dựa vào các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng (tăng bạch cầu) hoặc viêm (tăng ESR hoặc CRP). Khi các xét nghiệm cho kết quả nghi bệnh, chẩn đoán hình ảnh thường được thực hiện để xác định chính xác vị trí của nhiễm trùng.
  • Chấn thương: Trẻ có thể bị đau lưng do cú va chạm hoặc té ngã mạnh trong lúc chơi đùa.
  • Sự bất thường về cột sống: Tình trạng cột sống cong lệch sang một bên khiến cơ thể bị nghiêng, mất cân đối, lâu dài gây ra những cơn đau lưng mạn tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Khối u xương: Khi phát triển với kích thước lớn hơn, chèn ép lên rễ thần kinh, các mô khiến trẻ bị đau lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng này ít phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn nhưng chúng cũng có thể gây ra những cơn đau lưng dữ dội và biến chứng nghiêm trọng.
  • Đau do căng cơ: Khi có lực tác động mạnh, cơ lưng có thể bị căng quá mức dẫn đến cơ bắp suy yếu dần, lâu dài sẽ gây ra các tổn thương và hình thành nên các cơn đau co thắt lưng.

Dấu hiệu đau lưng ở trẻ em thế nào? 

Đau lưng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra, đặc biệt là đối với lứa tuổi vị thành niên. Các triệu chứng này có thể trở thành mạn tính nếu không kịp thời phát hiện và điều trị tích cực khi còn nhỏ. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm nếu nhận thấy con có một trong những dấu hiệu sau:
  • Cơn đau có thể thoáng qua hoặc kéo dài thường xuyên, xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm.
  • Cảm giác đau xuất hiện rõ nét khi trẻ hoạt động hoặc mang vác đồ vật như balo.
  • Khó di chuyển, thực hiện động tác uốn cong, dáng đi xiêu vẹo.
  • Lưng cong, vẹo về một bên.
  • Cơn đau có thể xuất hiện ở trung tâm hoặc lan tỏa xuống các khu vực khác như cánh tay, chân.
  • Các triệu chứng kèm theo như suy nhược, tê chân, sụt cân, ớn lạnh hoặc có vấn đề với ruột, nóng sốt.

Cơn đau kéo dài và thường xuyên là dấu hiệu cơ bản nhận biết trẻ bị đau lưng

Cơn đau kéo dài và thường xuyên là dấu hiệu cơ bản nhận biết trẻ bị đau lưng

Chẩn đoán chứng đau lưng ở trẻ em 

Những kỹ thuật được các bác sĩ dùng để chẩn đoán bệnh đau lưng ở trẻ bao gồm:

- Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến vị trí, mức độ và các hoạt động trước khi xuất hiện cơn đau,... Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành sờ nắn và yêu cầu trẻ thực hiện một số động tác để kiểm tra mức độ cơn đau lưng ở trẻ.

- Xét nghiệm: Khi đã thu thập đủ thông tin, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Chụp X - Quang: Giúp quan sát phát hiện cấu trúc, liên kết giữa các xương, biến dạng, gãy xương, khối u hoặc nhiễm trùng.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Cung cấp hình ảnh 3 chiều dùng để đánh giá toàn bộ cơ thể nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị đau lưng do bệnh lý.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương thức đánh giá chính xác nguyên nhân và tình trạng đau lưng ở trẻ tốt hơn so với chụp CT, thường được yêu cầu đối với trường hợp đau lưng do mô mềm. 

  • Quét xương: Kỹ thuật này giúp xác định khu vực viêm, nhiễm, có khối u hoặc gãy xương chính xác. Thường áp dụng khi mà các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khác không cho kết quả rõ ràng.

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy máu của trẻ đem phân tích nếu nghi ngờ trẻ bị đau lưng do viêm hoặc bị nhiễm trùng. 

Cách điều trị khi trẻ em bị đau lưng

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi trẻ bị đau lưng, những phương pháp dưới đây sẽ được áp dụng giúp giảm thiểu cơn đau:

Sử dụng thuốc tây kèm vật lý trị liệu

Tình trạng đau lưng ở trẻ nhỏ có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid kết hợp phương pháp chườm nóng. Ngoài ra, để tăng khả năng phục hồi, trẻ sẽ được hướng dẫn một số bài tập vật lý trị liệu phù hợp giúp phục hồi, thúc đẩy quá trình điều trị. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng không mong muốn, bởi vậy, cha mẹ không nên tự ý cho con sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài. 

Thuốc chống viêm không steroid giúp giảm đau nhưng có nhiều tác dụng phụ

Thuốc chống viêm không steroid giúp giảm đau nhưng có nhiều tác dụng phụ

Thay đổi thói quen không tốt

Tư thế ngủ cũng là một trong những thói quen không tốt cần chỉnh sửa để cải thiện tình trạng đau lưng ở trẻ em. Để giảm áp lực lên vị trí đau, bố mẹ hãy cho trẻ nằm nghiêng và nên đặt một cái gối nhỏ kẹp giữa 2 đầu gối. Trong trường hợp trẻ muốn nằm ngửa, bạn có thể đặt một chiếc gối ngay dưới đầu gối chân và phải đảm bảo rằng bề mặt giường luôn bằng phẳng, chắc chắn.

Bên cạnh đó, trẻ cũng nên có thời gian nghỉ ngơi đều đặn, kết hợp các bài tập giãn cơ ở mức độ nhẹ và hạn chế tham gia các môn thể thao hoặc hoạt động nặng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý đến trọng lượng balo ít hơn 15% so với trọng lượng cơ thể, dây đeo phải rộng và có miếng đệm.

Liệu bé bị đau lưng có cần phải phẫu thuật?

Hiếm khi trẻ em bị đau lưng cần dùng đến phẫu thuật để điều trị. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi:

  • Trẻ bị vẹo hoặc biến dạng cột sống nghiêm trọng.
  • Trẻ bị gãy xương, trượt đốt sống thể nặng.
  • Đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh khiến trẻ bị đau lưng kéo dài, tê yếu tay chân và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng khác.
  • Trẻ bị u cột sống, bao gồm cả khối u lành tính hoặc ác tính.

Ngoài ra để sớm khắc phục được chứng đau lưng cho trẻ, trong sinh hoạt hàng ngày cha mẹ cần chú ý:

+ Nhắc nhở trẻ tập thể dục hàng ngày. Tránh các bộ môn vận động mạnh gây căng thẳng cho cơ lưng như bóng rổ, cử tạ, võ thuật… Thay vào đó, trẻ có thể đi bộ, bơi lội hoặc tham gia một chương trình tập vật lý trị liệu để được chuyên gia hướng dẫn các bài tập phù hợp.

+ Thường xuyên massage, xoa bóp lưng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

+ Hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống.

+ Tránh để trẻ phải mang ba lô, cặp sách quá nặng.

+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ cho trẻ. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, các thức ăn nhanh, đồ ngọt vào trong thực đơn khiến trẻ bị thừa cân, làm tăng gánh nặng cho cột sống. Mẹ nên tập cho con ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung các thực phẩm tốt cho sự phát triển xương khớp của trẻ như: Thức ăn giàu canxi (tôm, cua, cá hồi, nước cam, các loại đậu…) hay vitamin D (sữa, sò, cá, ngũ cốc, trứng, nấm…).

+ Kết hợp sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh: Dầu vẹm xanh là dược liệu quý đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong phòng, cải thiện tình trạng đau lưng, thoái hóa cột sống nhờ mang đến hiệu quả giảm đau, kháng viêm hiệu quả cao, an toàn. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là rất giàu omega 3 có tác dụng giảm đau, kháng viêm và nâng cao sức khỏe xương khớp, cột sống. Và đó cũng chính là lý do bạn nên cho trẻ sử dụng dầu vẹm xanh để giải quyết cơn đau nhức.

+ Nghiên cứu về dầu vẹm xanh cho thấy tác dụng giảm đau, kháng viêm, cải thiện tình trang đau lưng, khả năng vận động hiệu quả. Trong đó, tỉ lệ giảm cứng khớp, đau sưng các khớp và phục hồi khả năng vận động đạt trên 70%.
 

Cơn đau lưng ở trẻ sẽ giảm dần khi sử dụng dầu vẹm xanh

Cơn đau lưng ở trẻ sẽ giảm dần khi sử dụng dầu vẹm xanh

Tình trạng đau lưng ở trẻ thường chỉ diễn ra khoảng vài ngày và có thể biến mất sau khi áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị sớm nhất. Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ sẽ biết cách phòng ngừa và xử lý nếu xuất hiện tình trạng trẻ bị đau lưng. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi hoặc vấn đề thắc mắc thì hãy gửi câu hỏi cho các chuyên gia của chúng tôi nhé.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.verywellhealth.com/causes-of-back-pain-in-kids-4071958

  • https://patient.info/bones-joints-muscles/back-and-spine-pain/back-pain-in-children

  • https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/back-pain-children

  • https://www.verywellhealth.com/causes-of-back-pain-in-kids-4071958