Bị đau lưng lan xuống mông và chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hẳn không ít người đã từng gặp phải triệu chứng đau lưng lan xuống mông và chân ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm không thì không phải ai cũng biết. Đọc ngay bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên về tình trạng này nhé.

Nguyên nhân gây đau lưng lan xuống mông và chân là biểu hiện của bệnh gì?

Đau lưng lan xuống mông và chân là một trong những biểu hiện mà người bệnh không nên bỏ qua. Vậy nguyên nhân gây đau từ thắt lưng xuống mông và hai chân là gì? Đây là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm như: Đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cột sống, đau cơ xơ hóa,... 

Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to bắt đầu từ vùng thắt lưng kéo dài xuống mông, đùi, đến gan bàn chân. Khi dây thần kinh này bị tổn thương hoặc chèn ép sẽ gây ra biểu hiện đau lưng lan xuống mông và chân và được gọi là đau dây thần kinh tọa. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, chèn ép mà các triệu chứng đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, tần suất ít hoặc nhiều. Cơn đau thường bắt nguồn từ thắt lưng, cảm giác đau, nóng rát chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tình trạng tê bì, rối loạn cảm giác, giảm hoặc mất khả năng vận động, đại tiểu tiện không tự chủ,... 

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đau lưng lan xuống mông và chân trái hoặc phải còn có thể là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đĩa đệm là nơi tiếp giáp giữa hai đốt sống, chịu trách nhiệm giảm ma sát cho cột sống khi cơ thể hoạt động. Đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh, đặc biệt là thần kinh tọa sẽ dẫn tới các cơn đau thắt lưng lan xuống chân. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên chân của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây đau lưng lan xuống mông và chân trái hoặc phải

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây đau lưng lan xuống mông và chân trái hoặc phải

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa có thể gây ra các cơn đau ở vùng thắt lưng và lan rộng xuống mông và chân. Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý mạn tính, biểu hiện bằng các cơn đau cơ, gân, dây chằng và các tổ chức liên kết mà không có sự tổn thương thực thể. Bệnh đặc trưng bởi các cơn đau và sự nhạy cảm với áp lực phân bố rộng trên toàn cơ thể. 

Viêm khớp cột sống

Viêm khớp cột sống là tình trạng viêm xảy ra tại các khớp cột sống khiến các khớp bị sưng, đau. Điều này khiến người bệnh viêm khớp cột sống thắt lưng thấy đau lưng lan xuống mông và chân. 

Cột sống bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng cột sống có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Chấn thương, phẫu thuật, ung thư, suy giảm miễn dịch,... Khi tình trạng nhiễm trùng gây tổn thương các mô và dây thần kinh xung quanh cột sống thắt lưng, người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau lưng lan xuống mông và chân trái hoặc phải.

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm, đau lưng và cứng khớp. Các cơn đau này có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể như hông, mông, đùi, chân, bàn chân,...

Hội chứng cơ hình lê

Cơ hình lê là một dải cơ ở mông, gần đầu khớp hông, giúp cho các cử động nâng chân, xoay hông, chân được linh hoạt. Hội chứng cơ hình lê là tình trạng rối loạn thần kinh xảy ra do sự chèn ép của cơ hình lê lên dây thần kinh tọa. Người bệnh sẽ có các biểu hiện điển hình như: Đau thắt lưng lan xuống mông và chân, tê, ngứa ở mông,...

Bị viêm màng nhện

Màng nhện là màng bảo vệ các dây thần kinh tủy sống. Viêm màng nhện dẫn tới tình trạng kích thích các dây thần kinh này gây đau các bộ phận liên quan. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm màng nhện là các cơn đau rát vùng lưng, chạy theo đường đi của dây thần kinh, tê, ngứa ran ở chân, cảm giác như có kiến bò.

Bị bong gân

Bong gân có thể dẫn tới các cơn đau thắt lưng lan xuống chân, gây hạn chế khả năng di chuyển và vận động của người bệnh. Để giảm đau lưng do bong gân, người bệnh nên nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế vận động mạnh và sử dụng thuốc giảm đau khi cần.

Do tư thế sai

Duy trì tư thế sai trong thời gian dài có thể gây căng tức các cơ, thay đổi cấu trúc cột sống. Vì vậy, việc ngồi sai tư thế có thể là nguyên nhân gây đau lưng lan xuống mông và chân ở nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng.

Ngồi làm việc trong thời gian dài có thể gây đau lưng lan xuống mông và chân

Ngồi làm việc trong thời gian dài có thể gây đau lưng lan xuống mông và chân

Khi nào người bệnh nên đến bệnh viện?

Người bị đau lưng lan xuống mông và chân nên đến bệnh viện khám khi có biểu hiện đau dữ dội, đi lại khó, đại tiểu tiện không kiểm soát được,... Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo bệnh đang diễn biến xấu, cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết xác định chính xác mức độ tổn thương và hướng điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo người bị đau lưng lan xuống mông và chân cần đến bệnh viện thăm khám sớm: 

  • Đau thắt lưng lan xuống chân ngày càng tiến triển nặng, đau dữ dội, không đứng thẳng được,..

  • Tê bại chân, mất cảm giác nóng, lạnh, nhấc chân, đi lại khó khăn, hay vấp ngã. 

  • Đi tiểu, đại tiện không kiểm soát được. 

  • Cong vẹo cột sống. 

  • Teo cơ, yếu chi dưới. 

Nên đến bệnh viện khi nào ?

Nên đến bệnh viện khi nào?

Các cách xử lý khi bị đau lưng lan xuống mông và chân trái hoặc phải

Khi xuất hiện các triệu chứng đau lưng lan xuống mông và chân, người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một số biện pháp xử trí người bệnh có thể tham khảo khi xuất hiện cơn đau như: Chườm nóng, tập thể dục, dùng thuốc, sử dụng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe,...

Dùng các loại thuốc chỉ định

Việc sử dụng thuốc thường mang đến kết quả giảm đau nhanh chóng, cải thiện ngay các triệu chứng do đau lưng lan xuống mông và chân. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau lưng lan xuống mông và chân như:

  • Thuốc giảm đau thông thường.

  • Thuốc giảm đau chống viêm.

  • Thuốc giãn cơ.

  • Thuốc gây tê giảm đau.

  • Thuốc giảm viêm steroid.

  • Vitamin B1, B6, B12,...

Thuốc tây y thường giúp giảm nhanh triệu chứng đau thắt lưng lan xuống chân

Thuốc tây y thường giúp giảm nhanh triệu chứng đau thắt lưng lan xuống chân

Chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp giảm đau đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Chườm nóng giúp giảm căng cơ, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu nên giảm đau khá hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý về nhiệt độ và thời gian chườm. Không nên để nhiệt độ quá cao vì có thể gây bỏng. Nhiệt độ chườm tốt nhất khoảng 40-50 độ C trong 20-30 phút.

Tập thể dục

Với người bệnh có triệu chứng đau lưng lan xuống mông và chân, các bài tập thể dục giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm từ đó làm dịu cảm giác đau. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập tốt cho cột sống thắt lưng như bài tập cây cầu, bài tập kéo căng cột sống và xoay lưng, co đầu gối đến ngực,...

Bài tập cây cầu

  • Nằm ngửa lên sàn, gập đầu gối lại, bàn chân đặt thẳng lên sàn, rộng bằng hông.

  • Nâng mông lên khỏi mặt đất sao cho vai, hông và đầu gối tạo thành một đường thẳng.

  • Siết chặt cơ vùng bụng, hông và lưng dưới.

  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10s rồi trở lại tư thế ban đầu.

Động tác cây cầu giúp kéo giãn các cơ, giảm chèn ép dây thần kinh

Động tác cây cầu giúp kéo giãn các cơ, giảm chèn ép dây thần kinh

Bài tập co đầu gối đến ngực

  • Nằm ngửa lên sàn, kéo từng bên đầu gối về phía ngực cho đến khi cảm thấy lưng dưới hơi căng.
  • Giữ đầu gối áp vào ngực trong khoảng 30s - 1 phút. Đảm bảo chân, hông và lưng được thoải mái.
  • Thực hiện động tác 3 lần, mỗi lần cách nhau 30s.

Co đầu gối đến ngực giúp kéo giãn cơ lưng dưới, giảm căng và đau lưng

Co đầu gối đến ngực giúp kéo giãn cơ lưng dưới, giảm căng và đau lưng

Bài tập kéo căng và xoay lưng

  • Nằm ngửa trên sàn, mở rộng hai cánh tay sang bên, lòng bàn tay úp xuống sàn.

  • Nâng hai đầu gối lên, hướng về phía ngực, nhẹ nhàng xoay hai đầu gối sang một bên. Giữ nguyên tư thế trong 15-20s, lặp lại động tác 7-10 lần mỗi bên.

Bài tập kéo căng và xoay lưng giúp giải phóng sự căng thẳng vùng thắt lưng.

Bài tập kéo căng và xoay lưng giúp giải phóng sự căng thẳng vùng thắt lưng.

Dùng nẹp thắt lưng hoặc nẹp hông háng

Trong trường hợp đau thắt lưng lan xuống chân dữ dội, người bệnh có thể sử dụng nẹp thắt lưng để cố định vị trí tổn thương. Biện pháp này giúp người bệnh hạn chế các hoạt động sai tư thế nên giảm sự chèn ép các dây thần kinh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng nẹp thắt lưng trong thời gian ngắn, không dùng biện pháp này dài ngày do có thể gây cứng khớp và teo cơ.

Kết hợp sử dụng thêm thực phẩm chức năng

Các thuốc trên thường đem lại hiệu quả điều trị khá tốt nhưng cũng nhiều tác dụng không mong muốn đi kèm như loét dạ dày tá tràng, suy giảm chức năng gan, thận,... Vì vậy, hiện nay việc sử dụng các sản phẩm bổ trợ xương khớp có nguồn gốc từ thiên nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu tác dụng phụ ngày càng phổ biến.

Cốt Thoái Vương

Cốt Thoái Vương là sản phẩm hàng đầu của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Sản phẩm xuất hiện trên thị trường gần 15 năm và đạt được nhiều giải thưởng uy tín như: Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế 2020, Sản phẩm được tin dùng số 1 Việt Nam,...
Với các thành phần như: Dầu vẹm xanh, nhũ hương, thiên niên kiện, glycin, MSM, canxi, magie, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K2,...

Sản phẩm có công dụng:

  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp. 

  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp do khô khớp.

  • Tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp. 

  • Dùng cho người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp.

Cách dùng:

  • Ngày uống 4-6 viên/ 2 lần trong 3-6 tháng.

  • Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

Cốt Thoái Vương đã được tiến hành thử nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các kết quả cho thấy, sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau, cải thiện khả năng vận động cột sống thắt lưng mà không gây tác dụng phụ.

chuong-trinh-tiet-kiem-chi-phi-cho-nguoi-dung-cot-thoai-vuong.jpg

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện triệu chứng đau lưng hiệu quả

Glucosamine Puritan's Pride

Đây là một trong những sản phẩm bán chạy của công ty Puritan’s Pride -Mỹ, giúp bổ sung Glucosamine, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, giúp cho khớp dễ dàng vận động hơn.

glucosamine-puritans-pride.jpg

Glucosamine Puritan's Pride nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp

Với thành phần chính là glucosamine, chondroitin và các vitamin, khoáng chất khác, sản phẩm có công dụng: 

  • Nuôi dưỡng, làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp, gân cơ.

  • Phục hồi các tổn thương khớp.

Cách dùng:

  • Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.

  • Nên uống sản phẩm sau ăn sáng và tối.

Glucosamine Kwangdong

Glucosamine Kwangdong được sản xuất bằng công nghệ hiện đại của Hàn Quốc. Đây là một trong những sản phẩm nổi bật trên thị trường nhờ mẫu mã đẹp mắt, hiệu quả giảm đau, cải thiện xương khớp cao. Được kết hợp từ glucosamin và các vitamin.

glucosamine-kwangdong .png

Glucosamine Kwangdong hiệu quả giảm đau, cải thiện xương khớp cao

Sản phẩm có công dụng:

  • Phục hồi mô sụn, duy trì sự chắc khỏe xương khớp.

  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào xương.

  • Hỗ trợ cải thiện thoái hóa cột sống, viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm.

Cách dùng:

  • Ngày uống 1 lần 2 viên.

  • Nên uống sau ăn 30 phút.

Phẫu thuật

Trường hợp người bệnh có các triệu chứng đau lưng lan xuống mông và chân mức độ nặng, các biện pháp dùng thuốc hay vật lý trị liệu không mang lại kết quả như mong muốn thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, phương pháp này cũng được áp dụng với các trường hợp gặp phải biến chứng của đau lưng lan xuống mông và chân như mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang.

Phẫu thuật thường cải thiện các triệu chứng đau lưng lan xuống mông và chân hiệu quả. Tuy nhiên, đây là biện pháp can thiệp ngoại khoa nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong và sau quá trình phẫu thuật như xuất huyết, nhiễm trùng,... cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi áp dụng.

Cách phòng tránh đau lưng lan xuống mông và chân

Bạn có thể ngăn chặn cơn đau lưng lan xuống mông bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Cụ thể:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn giúp bạn thư giãn và phục hồi sức khỏe.

  • Không mang vác nặng để tránh bị đè nén gây áp lực xấu lên cột sống.

  • Một chương trình tập thể dục nhẹ nhàng và thích hợp, yoga hoặc đi bộ.

  • Ngồi thẳng, giữ lưng thẳng và để chân tiếp xúc trực tiếp với sàn trong khi làm việc.

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, kẽm, magie và vitamin. Hạn chế thức ăn cay và béo, vv ...

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Hy vọng qua bài viết, người đọc đã hiểu hơn về các nguyên nhân có thể dẫn tới triệu chứng đau lưng lan xuống mông và chân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh, hãy để lại bình luận cho chúng tôi, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/lower-back-and-leg-pain

  • https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-visual-guide-to-sciatica

  • https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/low-back-pain-referred-pain