Cúi xuống bị đau lưng dưới đột ngột là do đâu? Cách chữa

Bị đau lưng dưới gần mông là tình trạng khá phổ biến và thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp các bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị sớm. Vậy nguyên nhân và cách điều trị khi bị đau nhói lưng khi cúi xuống ra sao? Câu trả lời sẽ có dưới đây! 

Nguyên nhân gây đau lưng khi cúi xuống 

Bị đau lưng dưới gần mông có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: Co thắt cơ bắp, căng cơ hoặc xuất phát từ các bệnh lý về đĩa đệm, đốt sống hoặc khối u. Dưới đây là các nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng khi cúi xuống:

Co thắt cơ bắp đau lưng khi cúi

Co thắt cơ bắp là nguyên nhân phổ biến gây đau nhói lưng khi cúi xuống đột ngột. Tình trạng này không có dấu hiệu báo trước và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức.

Cơ thể bị mất nước, lưu thông máu giảm, dây thần kinh bị chèn ép hoặc cơ bắp làm việc quá sức có thể dẫn đến bị đau cột sống lưng dưới. Tình trạng này được đánh giá là không nghiêm trọng và dễ dàng khắc phục nhờ các biện pháp tại nhà như chườm nóng/lạnh, xoa bóp, kéo giãn cơ,...

Cúi xuống bị đau lưng dưới là do đâu?

Bị đau lưng dưới gần mông là do đâu?

Căng cơ đau lưng khi cúi

Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây đau lưng khi cúi xuống. Căng cơ là tình trạng cơ, gân bị kéo căng hoặc rách. Khi các cơ căng quá mức do vận động với cường độ mạnh dẫn đến cơ bắp suy yếu dần, cột sống trở nên kém ổn định gây đau lưng khi cúi xuống.

Thoát vị đĩa đệm đau lưng khi cúi

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị nứt, rách khiến nhân nhầy bên trong phình ra hoặc thoát ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh gần đó gây đau buốt lưng khi cúi xuống. Có thể kèm theo triệu chứng tê bì, châm chích, nóng rát một vùng da lưng.

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhói lưng khi cúi xuống

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhói lưng khi cúi xuống

Viêm khớp đau lưng khi cúi

Với người bệnh trên 55 tuổi, tình trạng đau nhói lưng khi cúi xuống có thể là dấu hiệu của một số loại viêm khớp như: Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,... Do đó,  bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới là khi bị đau nhói lưng kéo dài, đặc biệt là sau khi cúi xuống, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trượt đốt sống đau lưng khi cúi

Trượt đốt sống là tình trạng một hoặc nhiều đốt sống bị tổn thương và trượt về phía trước, từ đó gây đau nhói lưng khi cúi xuống, khó chịu cho người mắc. Ngoài ra, trượt đốt sống còn gây đau nhức dai dẳng vùng lưng dưới, đau đùi, cứng ở lưng và chân,...

Đau xương cụt đau lưng khi cúi

Một số bệnh lý ở xương cụt có thể gây ra tình trạng đau nhói lưng khi ngồi xuống, nghiêng người về phía sau, ngồi lên bề mặt cứng, đứng lên sau khi ngồi lâu,...

Nếu đau xương cụt không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu bạn bị đau vùng xương cụt kéo dài, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đau xương cụt là nguyên nhân gây đau lưng khi cúi xuống thường gặp

Đau xương cụt là nguyên nhân gây đau lưng khi cúi xuống thường gặp

Khối u xương cùng đau lưng khi cúi

Bị đau lưng dưới khi cúi xuống do khối u xương cùng chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại khá nguy hiểm. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các cơn đau dữ dội, ung thư xương. 

Trong một số trường hợp, tình trạng cúi xuống bị đau lưng dưới ở mức độ nhẹ do căng cơ hoặc co thắt cơ bắp thì không nguy hiểm, có thể điều trị dễ dàng nhờ các biện pháp chườm, xoa bóp,... 

Đau lưng khi cúi xuống sẽ trở nên nguy hiểm nếu nguyên nhân là do một số bệnh lý nghiêm trọng như khối u xương cùng, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, viêm khớp,... Hay cơn đau ngày càng dữ dội, tái phát thường xuyên, mức độ đau không thuyên giảm khi áp dụng biện pháp điều trị thông thường. Điều đó chứng tỏ bệnh đang tiến triển theo chiều hướng xấu dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm hoặc mất khả năng vận động, teo cơ, yếu chi, không kiểm soát được việc đi tiểu tiện,... Người bệnh không những bị các cơn đau “giày vò” mỗi ngày mà còn mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng của gia đình, lâu ngày dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm. 

Như vậy, đau nhói lưng khi cúi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của người mắc. Bởi vậy, ngay khi có biểu hiện đau nhói lưng khi cúi xuống, người bệnh cần tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và hướng xử trí kịp thời. 

Cách chữa khi cúi xuống bị đau lưng 

Như đã phân tích ở phần trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cúi xuống bị đau lưng. Do đó, các biện pháp điều trị cũng cần bám sát với nguyên nhân này để mang lại hiệu quả cho người bệnh.

Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như tự chăm sóc tại nhà, tập thể dục, sử dụng thuốc giảm đau, chăm sóc y tế, kết hợp sản phẩm thảo dược,…

Tự chăm sóc tại nhà

Tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới do co thắt cơ bắp, căng cơ có thể được điều trị bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà như:

- Tình trạng đau nhói lưng khi cúi xuống có thể được cải thiện dễ dàng nhờ biện pháp chườm lạnh ngay khi thấy lưng bị đau. Sau đó 2 - 3 ngày, người bệnh nên chuyển sang chườm nóng kết hợp với vận động nhẹ nhàng để cơ được thư giãn.

Các phương pháp trên phù hợp với cơn đau nhói lưng khi cúi xuống ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu cơn đau kéo dài, nghiêm trọng, bạn cần đến các cơ sở y tế để được điều trị với các biện pháp phù hợp hơn.

- Nghỉ ngơi, thư giãn: Trong 1 - 2 ngày sau khi bị đau cột sống lưng dưới, bạn có thể nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gắng sức để lưng được hồi phục, cơn đau cải thiện nhanh chóng.

Nghỉ ngơi giúp giảm đau lưng khi cúi xuống hiệu quả

Nghỉ ngơi giúp giảm bị đau lưng dưới gần mông hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục, vật lý trị liệu cũng là những biện pháp điều trị bị đau lưng dưới gần mông khi cúi xuống hiệu quả và được các bác sĩ khuyến khích. Một số bài tập được nhiều người áp dụng đó là:

- Căng cơ lưng: Nằm ngửa, co 2 đầu gối kéo sát vào ngực đến khi cảm thấy căng ở lưng trên và lưng dưới. 

- Căng cơ mông: Bạn nằm ngửa, co 2 đầu gối, hai bàn chân đặt trên sàn. Sau đó, nâng chân phải và đặt chéo lên đùi trái. Đan 2 bàn tay vào nhau và đặt ra phía sau đầu gối trái rồi kéo gối trái về phía ngực giúp căng cơ mông và cơ hình lê. Trở về vị trí ban đầu. Hãy lặp lại tương tự với đầu gối còn lại.

Bài tập giúp giảm đau lưng khi cúi xuống hiệu quả

Bài tập giúp giảm bị đau lưng dưới gần mông hiệu quả

- Căng cơ hình lê: Bạn nằm ngửa, co 2 đầu gối và đặt 2 gót chân lên sàn nhà. Bắt chéo mắt cá chân trái lên đầu gối chân phải rồi kéo nhẹ nhàng đầu gối chân phải sát ngực cho đến khi thấy căng. Lặp lại tương tự với bên còn lại.

Các bài tập trên giúp giảm đau, thư giãn cơ và tăng tính linh hoạt cho các hoạt động của cột sống.

Dùng chế phẩm từ sò vẹm xanh

Sử dụng chế phẩm chiết xuất từ con sò vẹm xanh để cải thiện tình trạng cúi xuống bị đau lưng dưới đang là giải pháp được nhiều người áp dụng gần 15 năm nay. Lý do là bởi, hết các nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhói lưng khi cúi xuống là do các vấn đề bất thường tại cột sống. Mà căn nguyên sâu xa là do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho khiến các bộ phận của cột sống suy yếu, thoái hóa. 

Chính bởi vậy, hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thiên nhiên có thành phần chính dầu vẹm xanh (chiết xuất từ loại sò lưỡi xanh sống ở biển) cùng một số thảo dược tự nhiên khác để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa đau lưng hiệu quả.

Dầu vẹm xanh là dược chất quý giá từ thiên nhiên, chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng như omega-3, omega-6, glucosamine, canxi,... Các chất này có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, dầu vẹm xanh còn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa tình trạng cúi xuống đột ngột bị đau lưng hiệu quả.

Dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2007 cho kết quả giảm đau, giảm cứng khớp rất tốt mà không gây tác dụng phụ. 

Do đó, người dùng nên sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh kết hợp với thiên niên kiện, nhũ hương, magie, canxi, vitamin B1, B2, glycine, MSM,... giúp giảm đau, kháng viêm, mang lại sự khỏe mạnh, dẻo dai cho cột sống. Sản phẩm được bào chế dạng viên nén sử dụng thuận tiện, không gây tác dụng phụ, an toàn cho người dùng.

Dầu vẹm xanh giúp giảm đau, nuôi dưỡng cột sống luôn chắc khỏe

Dầu vẹm xanh giúp giảm đau, nuôi dưỡng cột sống luôn chắc khỏe

Điều trị y tế

Nếu tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ngày càng nghiêm trọng, các biện pháp ở trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị y tế để giảm đau và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Một số phương pháp điều trị bao gồm

- Sử dụng thuốc điều trị: Nếu cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen, acetaminophen,... giúp cải thiện cơn đau lưng hiệu quả. Các thuốc giãn cơ cũng được sử dụng giúp giảm đau do căng cơ hoặc chuột rút. Từ đó tăng khả năng vận động ở các cơ bị căng cứng hiệu quả.

- Thuốc giảm đau opiat: Các loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây nghiện và giảm thiểu các tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý ngừng hoặc đổi thuốc để tránh nguy hiểm.

- Tiêm steroid ngoài màng cứng: Phương pháp này được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với các biện pháp điều trị ở trên. Mục tiêu của phương pháp này là giảm đau và giảm viêm tạm thời.

- Nẹp cố định lưng: Phương pháp này giúp giảm đau khá tốt và được chỉ định ở một số người bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý thực hiện mà cần có sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia.

- Phẫu thuật: Nếu các phương pháp điều trị ở trên không mang lại hiệu quả sau 6-12 tuần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này thường gây ra một số rủi ro nên người bệnh cần cân nhắc kỹ và trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bị đau lưng dưới gần mông một cách chi tiết. Đừng quên áp dụng các biện pháp kể trên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh hàng ngày để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhé. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, bạn hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, các chuyên gia sẽ liên hệ hỗ trợ sớm nhất

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/lower-back-pain-when-bending-over

https://www.spine-health.com/blog/severe-lower-back-pain-when-sitting-or-bending

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325720