Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ đang trở thành vấn đề đáng báo động hiện nay khi ngày càng nhiều người mắc phải. Vậy nguyên nhân từ đâu, phòng ngừa và điều trị thoái hóa đốt sống cổ như thế nào cho hiệu quả?

Vì sao nhiều người trẻ bị thoái hoá đốt sống cổ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ. Tuy nhiên, lý do chính dẫn tới tình trạng này là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tính chất công việc và một số bệnh lý như ung thư xương, nhiễm trùng,...

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn thiếu các vitamin và muối khoáng cần thiết như: Vitamin B1, B2, vitamin K2, canxi, magie, sắt, kẽm… là nguyên nhân sâu xa gây thoái hóa đốt sống cổ. Việc thiếu chất dinh dưỡng khiến cho quá trình tái tạo xương, sụn khớp suy giảm, đĩa đệm mất nước, giảm độ đàn hồi, cột sống dễ bị thoái hóa hơn.

Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hay các chất kích thích, chất gây nghiện sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa tự nhiên của có thể diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, tiêu thụ các loại thực phẩm này còn gây tăng cân, béo phì, tạo áp lực lớn lên cột sống lâu ngày sẽ dễ bị thoái hóa, tổn thương. 

Ít vận động, luyện tập thể thao

Việc không tập luyện thể dục thể thao khiến các khớp xương trở nên kém linh hoạt. Các đĩa đệm hoạt động giống miếng bọt biển, trao đổi dinh dưỡng giữa các đốt sống thông qua cử động của các khớp. Ít vận động ở người trẻ làm cho quá trình này bị gián đoạn, đĩa đệm không được nuôi dưỡng sẽ dễ bị xơ hóa, mất nước, đàn hồi kém, thoái hóa. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ gia tăng.

Do tính chất công việc

Một số công việc đặc thù yêu cầu phải ngồi, đứng lâu hoặc thường xuyên thay đổi tư thế có thể dẫn tới thoái hóa đốt sống ở người trẻ. Đặc biệt, tình trạng này rơi nhiều vào nhóm nhân viên văn phòng do phải ngồi làm việc trong thời gian dài làm gia tăng áp lực lên các nhóm cơ vùng cổ, lưng.

Ngồi lâu làm gia tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Ngồi lâu làm gia tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Nguyên nhân bệnh lý

Tuy không phải là nguyên nhân phổ biến, nhưng một số bệnh lý khác có thể dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ như: U cột sống, viêm cột sống dính khớp,...

Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn tới sưng viêm các đốt sống, làm tăng nguy cơ thoái hóa. Bên cạnh đó, một số khối u ở cột sống như ung thư xương có thể chèn ép vào dây thần kinh, phá vỡ cấu trúc mô dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ.

Một số nguyên nhân khác

Chấn thương, sai tư thế trong sinh hoạt, lao động hàng ngày cũng là những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống ở người trẻ phổ biến, nhưng ít người biết đến. 

Triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ

Các biểu hiện ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ thường không đặc trưng. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau nhức cổ, khó thực hiện các động tác như xoay cổ, cúi đầu, ngửa đầu. Người trẻ thường chủ quan với các triệu chứng này cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu trở nặng như: Đau lan từ cổ lên đầu, lan sang hai bả vai, cánh tay và tay.

  • Nếu thoái hóa đốt sống cổ dẫn tới chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như: Ngứa hoặc tê bàn tay, cánh tay, bàn chân, co thắt cơ bắp, giảm phối hợp động tác,...

  • Chóng mặt, đau đầu.

  • Âm thanh lạo xạo khi cử động cổ.

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ có nguy hiểm không?

Thực tế, thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh có thể dẫn tới những bất tiện trong sinh hoạt và một số biến chứng nghiêm trọng như mất khả năng vận động, đau đớn cổ vai gáy mạn tính. 

  • Giảm khả năng hoạt động của tứ chi, mất khả năng phối hợp nhịp nhàng các động tác. Gai xương phát triển dài, nhân nhầy của đĩa đệm tràn ra ngoài làm ống sống bị thu hẹp dẫn tới chèn ép tủy sống. Điều này khiến người bệnh bị yếu, liệt các vị trí dưới cổ và đau nhức dữ dội.

  • Đau vai gáy, đau vùng cổ mạn tính, rối loạn cảm giác. Nếu không có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.

  • Rối loạn tiền đình: Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây thiếu máu não, rối loạn tiền đình. Người bệnh có những biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,...

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có thể gây rối loạn tiền đình

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có thể gây rối loạn tiền đình

Chẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ

Việc chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ được thực hiện dựa trên kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, từ đó mới đưa ra kết luận chính xác nhất.

Kiểm tra lâm sàng

- Kiểm tra khả năng hoạt động của đốt sống cổ.

- Kiểm tra sức và khả năng phản xạ của hai tay nhằm phát hiện mức độ chèn ép các rễ dây thần kinh trong thoái hóa đốt sống cổ.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Bên cạnh kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, việc làm các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X - quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ cho phép xác định chính xác mức độ, tiến triển của bệnh.

  • Chụp X - quang: Cho thấy hình ảnh cột sống cổ, giúp các bác sĩ phát hiện các điểm bất thường, đánh giá được tình trạng bệnh. Chụp X - quang giúp loại trừ một số nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ như khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.

  • Chụp MRI: Giúp nhận biết tình trạng tổn thương mô mềm và sự chèn ép các dây thần kinh cột sống cổ.

  • Chụp CT Scan: Giúp nhận biết chi tiết hơn khi chụp X-quang về tình trạng tổn thương của xương cột sống ở mức độ nhỏ.

  • Điện cơ: Giúp kiểm tra sự ảnh hưởng của thoái hóa đốt sống cổ đến chức năng thần kinh cột sống.

chup-cong-huong-tu-mri.jpg

Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện tình trạng tổn thương mô mềm và dây thần kinh

Thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị hiệu quả

Thoái hóa đốt sống cổ không thể điều trị dứt điểm. Đối với bệnh lý này, điều quan trọng là giảm các cơn đau và ngăn ngừa tái phát. Tùy vào tình trạng của từng người bệnh, có thể sử dụng một số biện pháp như: Điều trị y tế, sử dụng dầu vẹm xanh, áp dụng các bài tập cải thiện, thay đổi chế độ dinh dưỡng,...

Điều trị y tế

Điều trị y tế là biện pháp thường được áp dụng nhất để điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ. Tùy thuộc vào mức độ đau và tiến triển của bệnh, có thể sử dụng một trong các phương pháp như uống thuốc tây, thuốc bôi, vòng nẹp cổ, thuốc tiêm,...

  • Thuốc uống: Các thuốc phổ biến được kê cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ là các thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen, naproxen, meloxicam,... hay các thuốc giãn cơ để cải thiện triệu chứng co thắt cơ, giảm căng cơ và hỗ trợ giảm đau.

  • Thuốc bôi: Trong một vài trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần sử dụng thuốc bôi hoặc miếng dán ngoài da Salonpas để giảm đau. Chúng thường có thể dễ dàng mua tại các nhà thuốc mà không cần kê đơn.

  • Đai nẹp cổ: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng đai nẹp cổ để cố định phần cổ bị tổn thương. Tuy nhiên biện pháp này cũng chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn để tránh nguy cơ bị teo cơ vùng cổ. Việc nẹp cổ cần được chỉ định của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.

  • Thuốc tiêm: Khi người bệnh đau nặng, việc uống thuốc có thể không giúp giảm đau. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm steroid để giảm đau, phục hồi chức năng vận động và ngăn ngừa một số rủi ro. Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể được tiêm ngoài màng cứng cổ.

Dùng dầu vẹm xanh

Dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con vẹm xanh, một loài nhuyễn thể sống ở biển. Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong thành phần của vẹm xanh chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của đốt sống, làm chậm và ngăn ngừa quá trình thoái hóa. Cụ thể, vẹm xanh chứa một lượng lớn omega 3, omega 6, canxi, magie, sắt, kẽm, vitamin B1, vitamin B2,... Đây đều là những thành phần cần thiết tham gia vào quá trình tái tạo sụn khớp, giúp cột sống khỏe mạnh.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy thành phần omega 3 trong dầu vẹm xanh có hoạt tính sinh học cao nhờ kích thích amino acid tự do, tăng sức đề kháng, chống vi sinh vật và chống viêm nhiễm mạn tính cực kỳ hiệu quả.

Nhờ các ưu điểm vượt trội về tác dụng, hiện nay dầu vẹm xanh được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ ngày càng phổ biến. Đặc biệt, nhiều chế phẩm chứa dầu vẹm xanh cùng các dược liệu quý, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cột sống chắc khỏe được bào chế dưới dạng viên nén, giúp cho quá trình sử dụng được dễ dàng, thuận tiện hơn.

Vẹm xanh giàu omega 3 tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ

Vẹm xanh giàu omega 3 tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ

Tự điều trị tại nhà

Để quá trình giảm đau hiệu quả và diễn ra nhanh hơn, người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà như: Nghỉ ngơi hợp lý, chườm nóng, chườm lạnh, kéo giãn cơ thể,...

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Khi các cơn đau cấp tính và dữ dội, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhằm tránh cơn đau dữ dội hơn. Khi cơn đau đã đỡ, người bệnh có thể thực hiện một số động tác nhẹ nhàng như nghiêng cổ sang trái, phải, trước, sau giúp cơ vùng cổ được linh hoạt, tránh tình trạng teo cơ.

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Biện pháp này giúp giảm đau khá hiệu quả, làm giảm nhanh cơn đau cấp tính. Nên chườm nóng thường xuyên nhằm kích thích quá trình lưu thông khí huyết và thư giãn các cơ.

Các bài tập cải thiện

Nhìn chung, để cải thiện các triệu chứng đau vai gáy, người bệnh nên duy trì việc tập luyện thể dục. Một số biện pháp đơn giản mà người bị thoái hóa đốt sống cổ có thể tham khảo như: Thay đổi tư thế nằm ngủ, xoay cổ chủ động, căng cổ sang một bên,...

  • Thay đổi tư thế nằm ngủ: Tư thế ngủ không phù hợp, đặc biệt là nằm sấp người có thể dẫn tới các cơn đau sau khi ngủ dậy. Người bệnh nên nằm ngửa khi ngủ, kê gối thấp hoặc không kê gối để đảm bảo tư thế tự nhiên của cột sống.

  • Căng cổ sang một bên: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mắt nhìn ra trước. Từ từ nghiêng đầu sang một bên sao cho tai chạm vai trái, giữ nguyên tư thế trong 10-15s. Đổi bên và thực hiện động tác nhiều lần.

  • Tư thế Pranayama: Bắt đầu tư thế bằng cách ngồi khoanh chân lên sàn, đặt hai tay lên đầu gối, chạm đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ vào nhau. Nhắm mắt, hít vào thật sâu và thở ra từ từ. Thực hiện động tác 7-10 lần rồi nghỉ ngơi.

  • Bóp bả vai: Người bệnh đứng thẳng người, cố gắng siết chặt 2 vai lại với nhau mà không để hai vai nhô lên. Giữ nguyên tư thế trong 6-8s rồi thả lỏng. Thực hiện động tác 8-10 lần.

  • Tập xoay cổ chủ động: Người bệnh ngồi trên ghế, lưng thẳng, mắt nhìn phía trước. Từ từ xoay đầu sang phải, giữ cằm ngang vai trong 10-15s. Đổi bên và thực hiện động tác trên 7-10 lần.

Xoay cổ chủ động giúp giảm nhức mỏi, tăng sự linh hoạt cổ

Xoay cổ chủ động giúp giảm nhức mỏi, tăng sự linh hoạt cổ

Biện pháp phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ thường xuất hiện do sai tư thế làm việc, ít vận động và một chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Để ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ, người trẻ nên thực hiện một số việc sau:

  • Duy trì tư thế thích hợp: Nên ngồi thẳng lưng, tránh ngồi hoặc đứng làm việc quá lâu. Tránh nằm sấp khi ngủ, nên nằm thẳng người với một chiếc gối thấp để đảm bảo cột sống được duy trì tư thế bình thường.

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc quá sức trong thời gian dài. Nên nghỉ ngơi bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, thư giãn,...

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, omega 3, magie, vitamin D,...

  • Hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ là bệnh lý đang ngày càng phổ biến. Việc quan trọng là cần xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm để tránh bệnh trở nặng. Nếu có thắc mắc cần giải đáp về thoái hóa đốt sống cổ hay cách sử dụng dầu vẹm xanh sao cho hiệu quả, hãy để lại bình luận cho chúng tôi, đội ngũ chuyên gia sẽ sớm liên hệ với các bạn.

Nguồn tham khảo:

https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT02199405

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25571668/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26834465/