Sếp cho nghỉ việc chỉ vì… bị gai cột sống

Bệnh gai cột sống có thể gây đau nhức ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người ngoài sẽ không thể thấu hiểu nỗi khổ cũng như những ảnh hưởng mà người bệnh hàng ngày phải nếm trải. Tình trạng đau nhức khiến họ không thể làm việc, nguy cơ phải nghỉ việc bất cứ lúc nào. Vậy hậu quả mà gai cột sống tác động tới sức khỏe của người mắc phải căn bệnh này là gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hậu quả gai cột sống mang lại cho bệnh nhân

Bệnh gai cột sống là hậu quả của quá trình viêm khớp cột sống mạn tính tiến triển, làm phần sụn đốt sống bào mòn bề mặt xương gây nên việc hai đốt sống cọ sát với nhau dẫn tới đau nhức. Ngoài ra, sự lắng đọng canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc với cột sống do quá trình lão hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng gai xương cột sống,... Những đối tượng mắc gai cột sống chủ yếu là người già, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, đôi khi gặp cả ở độ tuổi thanh thiếu niên. Vị trí cột sống thường “mọc” gai xương là ở cổ và lưng do hai vùng này hoạt động nhiều nhất.

Bệnh gai cột sống không gây chết người ngay, nhưng nếu điều trị muộn, để bệnh ngày một nặng thì có thể gây hậu quả đáng tiếc. Với những người đang đi làm, công việc buộc phải ngồi lâu hay đi lại quá nhiều thì nguy cơ nghỉ việc có thể tới trong tích tắc. Tại sao vậy?

Như chúng ta cũng thấy, hầu hết bệnh nhân bị gai cột sống đều không có dấu hiệu gì cụ thể và có thể sống chung hòa bình với căn bệnh này bằng việc thay đổi tư thế đi lại, ăn uống dinh dưỡng và tập luyện điều độ. Tuy nhiên, khi gai xương chèn ép phần tủy sống, dây chằng và gây nên những hậu quả lớn thì người bệnh không còn đủ “cam đảm” để sống chung với bệnh nữa, những hậu quả tùy trường hợp có thể là:

– Nếu bệnh nhân bị gai cột sống cổ sẽ có triệu chứng đau vùng cổ, cơn đau lan xuống bả vai, gáy và cánh tay. Ngoài ra, nhiều trường hợp nặng còn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt và mất thăng bằng. Lý do là gai cột sống tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động gây nên hiện tượng này. Thử hỏi, làm sao có thể tập trung làm việc tốt khi bạn gặp phải tình trạng này?

Hậu quả của gai cột sống

– Với người bị đau cột sống thắt lưng do gai xương thì có dấu hiệu cơn đau xuất hiện ở lưng lan xuống mông và đau dọc 2 chân, cơ đùi, bàn chân và các ngón chân. Nhiều trường hợp nặng gây nên tình trạng không thể di chuyển được, đại tiểu tiện mất kiểm soát,… Những ai mà công việc phải đứng nhiều, đi lại nhiều thì khó mà bám trụ lại được dù có đam mê công việc tới đâu.

– Về lâu dài không có cách chữa trị kịp thời thì hậu quả của gai cột sống có thể khiến người bệnh bị gù vẹo cột sống, teo cơ, chân tay yếu và liệt cột sống.

Trên đây là những hậu quả nguy hiểm cơ bản nhất mà bệnh gai cột sống có thể gây ra cho người bệnh. Vì thế, nếu có hiện tượng đau nhức cổ hoặc lưng bạn nên tới cơ sở khám chữa chuyên khoa xương khớp, chấn thương chỉnh hình để được các bác sĩ, lương y thăm khám và điều trị kịp thời. Chẳng ai muốn bệnh tình ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe, chẳng ai muốn bệnh trở nặng buộc phải nghỉ việc, phải điều trị chuyên khoa, thế nên việc phòng ngừa luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy phòng ngừa như thế nào?

Sản phẩm thảo dược: Giúp bạn ngăn chặn đau lưng, giảm nguy cơ bị thất nghiệp

Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay như: dùng thuốc tây, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện. Còn ở nhà hay tại cơ quan:

- Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.

- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn.

- Bổ sung thêm thảo dược lợi cốt, bền xương.