Bị ngã gãy đốt sống D12 phải làm sao? ĐỌC NGAY

Gãy đốt sống D12 là thuộc nhóm bệnh nguy hiểm của bệnh lý cột sống. Bởi những mảnh vỡ của đốt sống sẽ rơi vào ống sống làm tổn thương, chèn ép tủy sống gây đau đớn và có nguy cơ cao dẫn đến liệt. Vậy khi ngã gãy đốt sống D12 phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bị ngã gãy đốt sống D12 phải làm sao?   

Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống chồng lên nhau, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, vận động và bảo vệ tủy gai. Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng, nhưng nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: Đoạn cổ (C1-C7) và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước (L1-L5), còn đoạn ngực (D1 – D12) và đoạn cùng cụt cong (S1-S5) lồi ra sau.

Gãy đốt sống D12 là hiện tượng xương đốt sống bị vỡ, sụt lún, giảm chiều cao của đốt sống và gây đau nhức. Nếu các mảnh vỡ này chèn ép, tổn thương rễ dây thần kinh, tủy sống sẽ khiến người bệnh đau nhức dữ dội, hạn chế khả năng vận động. Trường hợp nặng có thể gây liệt chi dưới.

Các triệu chứng của gãy đốt sống D12 tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của chấn thương, thường gặp là: Đau lưng, tê, ngứa ran, co thắt cơ, yếu cơ, mất kiểm soát đại tiểu tiện và yếu, liệt cơ. Yếu, liệt cơ gây mất khả năng vận động chính là dấu hiệu cảnh báo đã có chấn thương tủy sống. Ngay khi thấy biểu hiện đau nhói cột sống sau khi bị ngã, người bệnh cần được khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác mức độ tổn thương.

Để điều trị gãy đốt sống D12, trước tiên cần xác định chính xác mức độ gãy, có chèn ép lên rễ thân kinh hay tủy sống hay không? Từ đó mới lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị gãy đốt sống D12 thường được áp dụng:

- Điều trị bảo tồn: Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, bổ sung canxi và vitamin D, nghỉ ngơi, cố định cột sống lưng bằng đai. Đau do gãy đốt sống D12 có thể kéo dài vài tháng, trong thời gian hồi phục, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm.

- Phẫu thuật: Nếu tình trạng gãy đốt sống D12 ở mức độ nặng, đốt sống xẹp hoàn toàn hoặc gây đau nhức dữ dội do các mảnh vỡ chèn ép lên rễ dây thần kinh, tủy sống, dùng thuốc không đem lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị tình trạng gãy xương cột sống do loãng xương là bơm xi măng sinh học cột sống không có bóng và có bóng.

Đồng thời, để cải thiện và ngăn chặn gãy đốt sống tái phát, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:

- Nên dùng thực phẩm giàu vitamin D, canxi, chất đạm và uống bổ sung nếu cần thiết vì đây là những vitamin, khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cột sống. Bạn cũng nên dành một chút thời gian phơi nắng vào sáng sớm để hấp thụ vitamin D giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.

- Tập thể dục hàng ngày như đi hoặc chạy bộ, chơi cầu lông, xà đơn và các môn thể thao khác có thể giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương.

- Không mang vác nặng, chơi thể thao quá sức, sai tư thế.

- Hạn chế sử dụng bia, rượu, các chất kích thích, dừng hút thuốc lá.

Gãy đốt sống D12 có thể gây liệt nếu không được điều trị sớm, kịp thời. Bởi vậy, ngay khi phát hiện gãy đốt sống D12, người bệnh cần có biện pháp xử trí càng sớm càng tốt. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cột sống chắc khỏe.